Hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 26-11, tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2016-2018) ký kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh và toạ đàm “Kết nối điểm đến- chia sẻ cơ hội”.
Tham dự ngoài đại diện Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch, còn có Hiệp hội Du lịch 4 tỉnh và 80 doanh nghiệp lữ hành. Ông Vũ Thế Bình- Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam; ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Gia Lai chủ trì hội nghị và chương trình toạ đàm.
Sơ kết 3 năm hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh và toạ đàm “Kết nối điểm đến-chia sẻ cơ hội”. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sơ kết 3 năm hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh và toạ đàm “Kết nối điểm đến-chia sẻ cơ hội”. Ảnh: Hoàng Ngọc
Hội nghị đánh giá, trong 3 năm ký kết, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch 4 tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch của địa phương, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực… Trong đó, hợp tác trong xúc tiến, quảng bá du lịch là hoạt động nổi bật. Xuất phát từ thế mạnh của mỗi địa phương, 4 tỉnh tham gia xây dựng “Ngôi nhà Tây Nguyên- Nam Trung Bộ” tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội; liên kết website quảng bá du lịch 4 tỉnh với những tiềm năng, thế mạnh, cũng như các hoạt động khác về du lịch; phối hợp với Câu lạc bộ du lịch cộng đồng CTC tổ chức đoàn famtrip khảo sát các điểm du lịch 4 tỉnh trong chương trình “Đại ngàn kết nối Đại dương” (năm 2018); luân phiên tổ chức các lễ hội được các địa phương tham gia hưởng ứng như Tuần lễ văn hoá Du lịch Phú Yên năm 2018; Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột ; Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Định, Gia Lai; Festival Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018….
Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế trong hoạt động ký kết như chưa xây dựng được thương hiệu du lịch chung của 4 địa phương; chưa hình thành tour du lịch chung 4 tỉnh mang đặc sắc riêng mỗi địa phương; chưa liên kết tổ chức các sự kiện văn hoá du lịch chung tạo thành chuỗi sự kiện thu hút khách du lịch; công tác xúc tiến quảng bá vẫn còn hạn chế… Trong khuôn khổ toạ đàm, các doanh nghiệp lữ hành có nhiều ý kiến đóng góp về khả năng khai thác và liên kết sản phẩm du lịch giữa các tỉnh. Đây là những ý kiến rất thực tế của những người trực tiếp đưa khách du lịch đến các địa phương, làm cơ sở để Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình liên kết, hợp tác phát triển, hướng đến phát triển du lịch bền vững, nhất là thực hiện mục tiêu tăng trưởng lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.