Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Gia Lai của núi rừng Tây Nguyên thì đừng quên ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng ngay dưới đây nhé!
Hồ T’Nưng
 
Hồ T’Nưng hay còn được gọi với cái tên là Biển Hồ, hồ Ea Nueng, đây là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Có thể nói hồ T’Nưng là một trong những hồ có vẻ đẹp tự nhiên lớn nhất ở Gia Lai được hình thành từ miệng núi lửa và thường được ví như “đôi mắt Pleiku”.
Thác Phú Cường
 
Nếu như hồ T’Nưng là “đôi mắt Pleiku" thì thác Phú Cường (thuộc xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) lại được mệnh danh là “dải lụa trắng” của Tây Nguyên. Đến với con thác này, du khách được chiêm ngưỡng dòng suối tung bọt trắng xóa với độ cao chừng 45m và được lắng nghe tiếng chim ríu rít trên cao.
Quảng trường Đại Đoàn Kết
 
Sau khi đã hòa mình vào núi rừng thiên nhiên du khách có thể ghé thăm quảng trường Đại Đoàn Kết để thư giãn và tận hưởng khung cảnh tại nơi đây. Đặc biệt là khi thành phố về đêm, tiết trời se lạnh, du khách sẽ được hòa mình vào tiếng nhạc đong đưa hay những điệu múa uyển chuyển mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên.
Khu du lịch Đồng Xanh
 
Được coi là một biểu tượng thu nhỏ của Tây Nguyên, khu du lịch Đồng Xanh nằm ngay trên Quốc lộ 19, nơi đây lưu giữ rất nhiều những giá trị văn hóa lâu đời của Tây Nguyên.
Đến với khu du lịch Đồng Xanh, du khách không chỉ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên dân dã, bình dị mà còn được lắng nghe tiếng đàn T’rưng hay tiếng cồng chiêng.
Hố Trời
Có thể nói đây là một trong những địa điểm du lịch tại Gia Lai khiến nhiều du khách tò mò. Hố Trời là một cụm gồm 17 ghềnh thác nằm giữa hai hẻm núi có chiều dài từ 1.5km đến 2km theo đường chim bay.
Từ miệng hố, muốn xuống dưới, bạn phải đu theo những sợi dây thừng khổng lồ từ những cây cổ thụ bên trên.
 
Tuy nhiên Hố Trời lại là địa điểm vô cùng hoang sơ và nguy hiểm. Hầu hết những người khám phá đến đáy đều là những người dân bản địa.
Bình An (PetroTimes)

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.