Hòn đảo giữa đại dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày tháng tám dần trở nên ngắn ngủi. Mới hơn năm giờ chiều mà nền trời đã lặng lẽ đổi màu. Mấy hôm trước, lũ ve sầu còn kêu váng lên trước khung cửa sổ phòng Quyên, nay đã im bặt đi. Hình như chúng vẫn ở đó, lồm cồm trong vòm lá, chỉ có điều không phát ra bất kỳ âm thanh nào nữa. Quyên tựa vào thành cửa sổ ở tầng hai, đăm đăm nhìn ra phía đường, thấy dòng người đang hối hả chạy mưa mà thèm, ước mình được lẫn vào trong chốn ấy.
Đang tiết trời Lập Thu, cái se lạnh là thứ vũ khí gây sát thương mạnh nhất đối với những con người cô đơn. Quyên vẫn chưa chịu khép cửa. Có gì đó ở ánh đèn nhấp nháy, ở dòng người đang cuộn vào nhau dưới phố kia hấp dẫn cô nhiều lắm. Quyên tưởng như mọi thứ xung quanh mình đều chuyển động, trừ Quyên. Cô sờ lên tóc mình, thấy dài thêm một chút, trong đầu cứ băn khoăn mãi, không biết nên tiếp tục cắt ngắn đi hay nuôi dài. Mà thôi, chuyện đó kỳ thực cũng chẳng quan trọng từ lâu lắm rồi. Kể từ ngày Quyên cảm thấy không còn yêu bản thân mình nữa. Hết năm là cô tròn ba mươi. Ở vào độ tuổi này, có người đã làm mẹ rồi nhưng Quyên vẫn chưa có gì ngoài những vỏ bọc đang bủa vây cuộc đời. Những đêm triền miên mất ngủ, Quyên dành thời gian để tưởng tượng ra cái chết của mình. Nếu nhiệt kế đo được nỗi cô độc thì đêm xuống rõ là Quyên đang sốt. 
Hơn một tuần nay, Quyên không nói với ai câu gì, kể cả mẹ. Đây không phải là lần đầu tiên cô giam mình trong phòng, cũng không phải lần đầu tự tách biệt khỏi người thân để một mình chống chọi với những mệt mỏi, chán chường. 
 Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
*
*     *
Quyên chán ghét những bữa cơm chỉ ngẩng đầu để gắp thức ăn rồi cúi xuống. Mớ ký ức đau thương ngày Quyên lên cơn sốt bại liệt vẫn còn ám ảnh, dẫu đã gần 20 năm trôi qua. Từng phút nghĩ về những cơn đau tứ chi cứ kết thành những sợi tơ mảnh giăng khắp căn phòng, trói chặt trái tim một cô gái đương thì. Giá mà Mai luôn ở đây, đừng đi làm xa, đừng đi lấy chồng xa thì đã có người ngồi vuốt ve bàn tay co quắp của Quyên mỗi ngày, cái bàn tay lóng ngóng chẳng thể cầm nổi bất kỳ thứ gì nhỏ bé nhất. Sẽ có người dìu Quyên đi dọc con đường phía ngoài khung cửa sổ kia chỉ để ngắm những con người xa lạ. Cô bạn thân thời trung học ấy cũng sẽ cõng Quyên suốt chặng đường về mỗi khi chân cô cứng lại, không thể cố gắng nhấc thêm bước nào nữa. Giá mà tay chân Quyên lành lặn để được tự do đi bất kỳ nơi đâu. Quyên sẽ không phải bỏ mất suất dạy hợp đồng môn Mỹ thuật ở một ngôi trường cách nhà chỉ đôi cây số vì không chịu được cái cảnh đằng đẵng ngồi sau lưng bố mỗi lần lên lớp. 
Quyên lại ra đứng bên cửa sổ. Những ngày trời đẹp, Quyên thường ngước lên để ngắm nhìn và ngưỡng mộ những chú chim. Chúng có thể tự do tự tại bay lượn trên bầu trời nhưng Quyên thì không thể, dù chỉ là việc xách ba lô lên, đi đến một nơi xa thành phố và làm tất cả những điều khiến cho trái tim cô trở nên vui vẻ. Bố mẹ không bao giờ đồng ý để Quyên ra ngoài một mình, họ không tin cô có thể sống mà không cần dựa dẫm, như cái cách mà họ không đồng tình để con gái mình phiêu bạt vào tận Sài Gòn chờ thi đại học Kiến trúc hơn 10 năm về trước. Những người trong căn nhà này đã gieo vào đầu Quyên cái ý nghĩ rằng mình không cần nỗ lực nữa, kiên trì nữa, hãy chấp nhận số phận thôi. Mẹ Quyên bưng mâm cơm nhỏ vào tận phòng, chỉ nói đúng một câu: “Con nhốt mình lâu quá” rồi lẳng lặng bước ra.
*
*     *
Quyên đã từng nghĩ về cuộc sống không có đàn ông. Nói Quyên không thèm khát một vòng ôm là dối trá. Quyên cho rằng độc thân tức là cô độc, bố mẹ không phải là người để Quyên bầu bạn sớm hôm, để khỏa lấp những khoảng trống rộng đến vô chừng trong cô. Cô luôn mong chờ những mối tình nồng nhiệt. Cô đã từng hẹn hò với một người sau thời gian dài chuyện trò, san sẻ qua Facebook. Nhưng sau lần gặp ấy thì không lần nào nữa. Từ dạo ấy, bố mẹ không cho Quyên cơ hội được người đàn ông nào đón đưa nữa. Còn Quyên thì trở nên hèn nhát hơn, mặc cảm hơn, bi quan và cay nghiệt với chính mình. Quyên mở tủ áo, đúng là có những chiếc áo bị cất lâu quá, đâm sờn ra. Vì chủ nhân của nó đang bận vùi mình trong nỗi u uất của suốt một quãng đời thanh xuân.  
*
*     *
Hôm nay cuối tuần, lũ trẻ trong xóm sẽ không đến nhà Quyên học vẽ như mọi ngày. Bố mẹ sẽ đưa nhau ra quán cóc đầu ngõ để uống cà phê cùng với những người bạn già của họ, chắc lại đang kể họ phải khổ sở như thế nào để lo cho Quyên. Cô nghĩ thế, xuống bếp, ực hết một cốc nước mát trên đầu tủ lạnh, mím chặt môi và bước ra đường. Đã hơn một ngàn lần, Quyên muốn bứt ra khỏi căn phòng ngột ngạt đó. Quyên sẽ ra đi thay vì cứ trốn chạy trong sợ hãi và nghĩ ra mọi phương cách để chết. Cô đi và cho thế là thông suốt vì không còn gì lưu luyến, sẽ tìm việc làm khác, sẽ bơi ra cuộc sống và tự làm tất thảy những điều mà trước giờ chỉ có bố mẹ làm giúp. Quyên vẫn tin không phải gia đình mà sẽ là một ai đó ngoài kia đang chờ để xoa dịu những vết đau trong lòng cô…
Quyên nhúc nhắc lang thang từ sáng đến giờ. Nếu như đây là một buổi chiều tạnh ráo chắc là thỏa lòng Quyên lắm. Nhưng trời mưa xối xả, những chiếc ô của bao người ngoài kia cũng không còn tác dụng. Người ta quăng cả ô đi, còn Quyên thì không có gì để mất. Quyên đã mất quá nhiều thứ trong cuộc đời. Cô khập khiễng từng bước, dáng người liêu xiêu mà ngỡ như đang chạy nhanh lắm. Những ngõ ngách mà Quyên đang bước đến đều vì mưa mà trở nên chật chội, không như những gì cô tưởng tượng. Người đàn ông lái xe mô tô phân khối lớn lao qua, tạt hết cả vũng nước lên đầu, lên cổ, lên cả vai áo của người con gái nhỏ thó đi bên lề. Mạnh đến mức Quyên giật mình ngã xuống đường. Không một cái ngoái nhìn. Quyên ướt sũng, cái lạnh cấu vào từng thớ da thịt. Cảm giác đó không bình yên như lúc Quyên còn cởi trần chạy long nhong ngoài mưa cùng bọn trẻ trong xóm ngày còn thơ bé, vốc nước mưa ở mặt đường lên mặt mình rồi cười nghiêng ngả. Bây giờ Quyên cũng đang tự cười chính bản thân mình. Chân tay bỗng thừa thãi, vì nó chẳng giúp Quyên đứng lên một cách gọn ghẽ. Cũng chẳng có gì bên cạnh để vin vào. Có phải những tháng ngày qua là Quyên đang hoang tưởng về thế giới bên ngoài khung cửa sổ phòng mình chăng? Bố mẹ bây giờ vẫn đang nhẩn nha hay đã thất thần chạy khắp mọi ngả tìm cô con gái bé bỏng của mình? Quyên xấu hổ khi nghĩ rằng mình đã ba mươi, cái tuổi mà xưa nay người ta không dành để nổi loạn, để hoài nghi gia đình. Quyên nhớ về mâm cơm nhỏ mẹ đặt ở góc bàn trong căn phòng ấy, cô vẫn chưa kịp ăn…
*
*     *
Quyên chịu xuống ăn cơm chung mâm với bố mẹ. Tóc bố dường như đã bạc thêm nhiều dù tay Quyên mãi mãi không thể nhổ cho bố một sợi tóc trắng. Mẹ nhìn Quyên cười bảo: “Cô Lan, đồng nghiệp cũ của mẹ gửi cháu ngoại cho Quyên dạy vẽ đấy”. Quyên chỉ cười mím môi. Cuộc sống hiện tại chắc chắn không phải là cuộc sống mà Quyên mong ước nhưng chắc chắn là do cô tạo nên. Quyên từng đọc nhiều sách và luôn cảm thấy mình giống như một hòn đảo cô đơn như ai đó đã từng nhắc đến. Nhưng có lẽ, Quyên quên rằng một hòn đảo thì luôn nằm giữa đại dương bao la, được đại dương bao bọc, chở che. Ngày Quyên ở ngưỡng ba mươi, cô mới nhận ra rằng: Nếu mình là hòn đảo cô đơn thì mẹ cha sẽ là biển rộng.  
Lữ Hồng

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null