Hội Báo toàn quốc năm 2024: Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân,” Hội Báo toàn quốc năm 2024 quy tụ sự tham gia của hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày của TTXVN tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Các đại biểu tham quan gian trưng bày của TTXVN tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Sáng 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà Báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân Thành phố tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024.

Đây là sự kiện quan trọng, giàu ý nghĩa, ngày hội đối với các cấp Hội nhà báo, người làm báo cả nước; bước chuẩn bị quan trọng hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Dự lễ khai mạc có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.

Tại Lễ khai mạc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, báo chí cách mạng Việt Nam với mục tiêu cao quý nhất, sứ mệnh thiêng liêng nhất là phụng sự Tổ quốc, phụng vụ nhân dân; là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân; là nơi để nhân dân gửi gắm tình cảm, niềm tin yêu, sự tin tưởng với Đảng, Nhà nước.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Để xứng đáng với vai trò, sứ mệnh vẻ vang của mình các cơ quan báo chí, các cấp Hội nhà báo tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, về Chiến lược “Chuyển đổi Số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,” các Quy định đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Các cấp Hội phải đưa nội dung này đi vào chiều sâu, trở thành thói quen văn hóa hàng ngày của từng nhà báo, hội viên trong quá trình sáng tạo các sản phẩm báo chí có chất lượng, giàu giá trị văn hóa tốt đẹp, khơi dậy, định hướng những dòng chảy văn hóa tích cực trong đời sống xã hội.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng sự phát triển không ngừng của báo chí đa nền tảng, đa phương tiện, báo chí dữ liệu với các công cụ số như trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối… đã tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các cơ quan báo chí cũng như các nhà báo.

Báo chí cần chủ động, đoàn kết tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ bản quyền, đấu tranh chống tin giả, đẩy lùi thông tin xấu độc, thông tin sai lệch, xuyên tạc, để thông tin báo chí chính thống trở thành dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất trong không gian số.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, báo chí cũng đang phải đối diện với những vấn đề có tính chất bước ngoặt để bảo đảm thế chủ động trong định hướng, dẫn dắt thông tin trước sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội.

Những vấn đề này đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động báo chí; cần đổi mới từ phương thức chỉ đạo, lãnh đạo, tư duy quản lý đến thực tiễn hoạt động báo chí. Báo chí cần tích cực chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, tăng cường đào tạo nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm nghiên cứu công chúng và xu hướng báo chí truyền thông hiện đại. Báo chí vừa phải nghiên cứu lý luận, vừa phải tổng kết thực tiễn, truyền thông chính sách, vừa tiếp tục giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân”, Hội Báo toàn quốc năm 2024 là một điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, hiện đại của báo chí.

Sự kiện năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, trong đó, gần 300 cơ quan báo chí và các cấp Hội Nhà báo Việt Nam tham gia trưng bày báo chí, giới thiệu sản phẩm tại tuyến đường Lê Lợi (Quận 1).

Các đơn vị mang đến 112 gian trưng bày báo chí đặc sắc của những tờ báo, tạp chí từ phổ biến đến chuyên ngành, của các cơ sở đào tạo báo chí lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bao trùm các mặt đời sống kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội-quốc phòng-an ninh-đối ngoại.

Trong số đó, có 8 gian trưng bày đặc biệt của Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Khối báo chí Quân đội, Khối báo chí Công an, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Quốc hội. Ngoài ra còn có 1 khu vực trưng bày về lịch sử báo chí Việt Nam.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày của TTXVN tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày của TTXVN tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Cùng với triển lãm, trưng bày truyền thống, Hội Báo năm 2024 lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Báo chí toàn quốc với 10 phiên thảo luận về các chủ đề trọng yếu, có tính cấp bách của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số.

Các phiên thảo luận tiêu biểu như Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; Xây dựng môi trường văn hóa báo chí; Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội; Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI; Phát thanh năng động trong môi trường số; Đa dạng hóa nguồn thu các cơ quan báo chí, Vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên Số.

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 60 diễn giả là các nhà báo kinh nghiệm trong nước cùng các chuyên gia truyền thông quốc tế uy tín; sẽ có tầm ảnh hưởng mạnh và tác động đa chiều đến các cơ quan báo chí, nhà báo, hội viên trong cả nước.

Bên cạnh hoạt động trưng bày báo chí, thảo luận nghiệp vụ, Hội Báo 2024 còn mang đến cho công chúng những chương trình văn hóa-nghệ thuật đặc sắc, trao các giải thưởng báo chí Xuân, giải bóng đá Cúp Nhà báo & Công luận.

Đặc biệt, năm nay Hội Báo có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cho thấy sức hút và vai trò của truyền thông-báo chí trong thúc đẩy kinh tế khu vực.

Nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết cùng phương thức tổ chức mới, Hội Báo năm nay với nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn, mang đến cho công chúng và các nhà báo, hội viên nhiều hoạt động nghiệp vụ chất lượng, quy mô lớn, tính chuyên sâu, tính thực tiễn cao.

Hội Báo Toàn quốc cũng là cơ hội cho báo giới gặp gỡ, hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả, khán giả để có những sản phẩm báo chí bám sát thực tiễn đời sống; từ đó thông tin các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phản ánh thực trạng đời sống, lắng nghe, phân tích, khơi nguồn, điều hướng dư luận xã hội, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.

Kể từ năm 2016, khi Hội Báo Xuân được Hội Nhà báo Việt Nam đổi tên thành Hội Báo toàn quốc và tổ chức thường niên, hoạt động này đã trở thành một nét đẹp văn hóa của giới báo chí mỗi độ Xuân về.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...