Hơi ấm tuổi thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phương Nam những ngày chớm đông, đêm ngủ phải dùng chăn nhung vì gió lạnh. Cả năm dùng chăn cotton mỏng nhẹ, chỉ tầm một, hai tháng phải lôi chiếc chăn nhung dày dặn vốn dĩ cất rất kín trong góc tủ ra dùng. Tháo chăn ra khỏi túi, nghe mùi hơi thân thuộc bởi dường như chất cả những mùa cũ trong đó, chất cả nỗi nhớ, ngày thương trong đó.
 

Nỗi nhớ về những ngày mình còn bé tí như những đứa con mình bây giờ, cũng mang một tâm trạng đặc biệt khi mẹ lôi chiếc khăn bông ra khỏi tủ trong một ngày gió lạnh đầu mùa đông về năm nào. Nhà vắng bố, chiếc chăn bông ba mẹ con đắp vừa vặn đủ. Nhưng lúc thì đứa lớn, lúc đứa bé muốn cuộn mình trong chăn ủ thật ấm, khiến đứa bên kia bị kéo hụt chăn thò chân ra ngoài tỉnh ngủ vì lạnh. Những buổi sáng tỉnh dậy sau đó thường bắt đầu bằng màn kiện cáo, càu nhàu nhau vì bị kéo chăn. Cũng vì thế đêm nào cũng diễn ra màn tranh giành “dằm” nằm giữa - nơi an toàn nhất, ấm nhất, không bao giờ bị thò chân, tay ra ngoài. Trong những chuỗi ngày đầy chuyện chành chọe đành hanh của hai chị em gái, những đêm ôn thi học khuya, nhào vào chăn ấm em gái đã nằm, nương nhờ hơi ấm của nó và nghe vọng lại trên phố một tiếng rao khuya “bánh mì nóng giòn” vẫn là những phút dịu ngọt đáng nhớ.
 
Nỗi nhớ về một cái chăn được may từ rất nhiều mảnh vải, là những mảnh vải mẹ xin được ở một công ty may gần nhà. (Ở nhiều thời điểm hai vai mẹ phải gồng gánh cả nhà nên tinh thần tiết kiệm luôn thường trực trong suốt những năm tháng ngày mình bé nhỏ). Mẹ chỉ dẫn cho hai chị em ngồi cắt những vụn vải thành hình tam giác, hình tròn đều nhau. Chỉ cho hai chị em may những đường may đầu tiên, ghép chúng lại với nhau thành hình những bông hoa, những đường diềm trang trí. Khi là phẳng, từ hàng trăm mảnh vải vụn ấy biến thành vỏ chăn sặc sỡ sắc màu. Đó là cái vỏ chăn mà cả hai đứa có chung cảm nhận là cái đẹp nhất. Mắt mẹ tươi vui khi lần đầu thấy những đứa con gái nhỏ hạnh phúc với một thành quả đáng kể mà chúng tạo ra được.
 
Và sau cái chăn, những cái vỏ gối, túi xách cũng được tạo ra từ những mảnh vải vụn nhiều màu. Không mất tiền mua, chỉ bỏ công đi xin và ngồi khâu khâu vá vá để có được. Ai đó có thể sẽ nghĩ rằng cuộc sống có mấy đâu mà phải tiết kiệm đến khổ sở nhỉ? Nhất là khi đó chỉ là cái vỏ chăn bông, mỗi năm chỉ dùng một mùa lại cất vào, có khi cả chục năm dùng không rách. Nhưng có một cái hay cực hay mà mẹ tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt dạy con được rằng: Hạnh phúc không phải là được sở hữu một vật phẩm đắt tiền, giá trị mà từ những gì bàn tay con có thể tạo ra. Và cũng từ thái độ của mẹ, chúng tôi luôn hãnh diện bởi những cái vỏ chăn, vỏ gối... có những giá trị lớn lao mà bàn tay tự tạo ra được. Từ đó, những đứa trẻ lớn lên biết trân qúy những thứ xung quanh mình biết bao. Biết hồn nhiên hơn với cuộc sống, với những thử thách, khó khăn khi không quen đòi hỏi mình phải có vật chất như nhà người ta, mà hiểu rằng, cái gì của mình làm ra cũng đều có những giá trị riêng.
 
Cái chăn gắn với nhiều quy tắc mà mẹ đặt ra cho hai chị em: Không được trùm chăn kín mặt vì sẽ bị ngộp thở khi ngủ. Không được cuộn mình vào chăn, chỉ được dùng đắp vì đứa này ấm thì đứa kia lạnh. Không được tung chăn bất thình lình khiến gió lùa vào gây lạnh cho người thân mà phải len lén đi ra thật nhẹ, thật khẽ... Những quy tắc ấy từ lúc nào đã dạy những đứa con gái nhỏ biết nghĩ về người thân từ những điều nhỏ nhất.
 
Hiếm khi chúng tôi dám làm trái những quy tắc ấy. Chỉ có lần, khi đã là sinh viên đi học xa nhà, về nhà dịp tết, đang lơ mơ ngủ, thấy bố len lén chân trần đi lên, rồi len lén đi xuống nói với mẹ: “Con ngủ say rồi, không bị thò chân ra ngoài” thì tôi đã quên quy tắc ngày nào. Trùm chăn kín mặt không phải vì gió lạnh đang sin sít thổi trên mái nhà mà vì nước mắt lã chã rơi ra, sợ bố hoặc mẹ lại thình lình lên kiểm tra bắt gặp.
 
* * * * *
 
Những đêm mùa đông Sài Gòn không đủ lạnh để cần một chiếc chăn bông nhưng vẫn cần một chiếc chăn dày, ấm hơn thường lệ. Chiếc chăn vẫn cất trong góc tủ lại được lấy ra vào những ngày tưởng như mùa đông đã về. Những đứa nhỏ trong nhà vẫn thích chí rủ nhau trùm kín mít và biến chăn thành chiếc lều nhỏ (hoặc nhà nhỏ trong tưởng tượng của chúng) khi mẹ vừa lấy chăn ra chuẩn bị đi ngủ. Gần ba mươi năm, dĩ nhiên tôi chẳng quên “quy tắc” không trùm chăn kín mặt mẹ đặt ra ngày nào nhưng vẫn để mặc con trong vài phút nghịch ngợm của chúng. Bởi tôi biết rằng, có thể chúng sẽ như mình khi lớn lên lại biết thương biết nhớ cái chăn trong những mùa đông ấm áp thời thơ bé.

Theo VÕ THU HƯƠNG (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null