Học phí trường tư lên đến 60 triệu đồng/tháng: Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo đại diện Sở GD&ĐT TPHCM, các trường được phép tăng học phí nhưng không được vượt quá mức tăng tối đa. Đơn vị nào tăng học phí quá 10% hoặc tăng phí dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục quá 15% so với năm học trước sẽ bị nhắc nhở.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM vừa công bố hệ thống trường, lớp, chỉ tiêu tuyển sinh và học phí lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Theo đó, trường THPT tư thục có mức học phí năm học 2024 - 2025 cao nhất thành phố là Trường TH-THCS-THPT Quốc tế Bắc Mỹ với 59,6 triệu đồng/học sinh/tháng. Tiếp đó là Trường TH-THCS-THPT Nam Úc có mức thu học phí 55,1 triệu đồng/học sinh/tháng, Trường TH-THCS-THPT Tesla thu học phí 53 triệu đồng/học sinh/tháng.

Học phí hệ phổ thông nhiều trường tư thục trên 20 triệu đồng/tháng

Học phí hệ phổ thông nhiều trường tư thục trên 20 triệu đồng/tháng

Nhiều trường khác có mức học phí trên 20 triệu đồng/tháng, như: Trường TH-THCS- THPT Emasi Vạn Phúc có học phí 29,2 triệu đồng/tháng; Trường Song ngữ Quốc tế Horizon: 30 triệu đồng/tháng; Trường THCS-THPT Sao Việt: 23,6 triệu đồng/tháng; Trường TH-THCS-THPT Hoàng Gia: 24 triệu đồng/tháng; Trường TH-THCS-THPT Việt Úc: 29,4 triệu đồng/tháng.

Trả lời xung quanh vấn đề học phí các trường tư thục tại TPHCM, ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở GD&ĐT TPHCM) cho biết, hàng năm, tất cả trường ngoài công lập đều kê khai giá dịch vụ giáo dục làm cơ sở để cơ quan quản lý kiểm soát mức tăng học phí.

Theo ông Huy, các trường được phép tăng học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục mỗi đầu năm học nhưng không được vượt quá mức tăng tối đa theo quy định. Đơn vị nào tăng học phí quá 10% hoặc tăng phí dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục quá 15% so với năm học trước sẽ bị Sở nhắc nhở, yêu cầu điều chỉnh mức tăng không quá quy định.

"Học phí và mức thu các dịch vụ giáo dục của các trường tư thục là thỏa thuận với cha mẹ học sinh. Sở GD&ĐT không có thẩm quyền can thiệp mà chỉ kiểm soát tỷ lệ tăng hàng năm có vượt quá quy định hay không. Việc rà soát điều kiện hoạt động vào mỗi đầu năm học nhằm giúp Sở có cơ sở giao chỉ tiêu tuyển sinh chứ không thể can thiệp lộ trình tăng học phí của các trường" - ông Huy thông tin thêm.

Theo quy định về mức học phí của các trường tư thục , các cơ sở được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá), bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục phải có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.