Họa sĩ đam mê tranh khắc gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tranh của họa sĩ Võ Văn Tiếng luôn có sự biến hóa đa dạng không chỉ ở chất liệu mà cả trong cách khai thác đề tài, bố cục, ý tưởng. Hơn hết, anh còn cố gắng khai thác mảng tranh khắc gỗ, một thể loại đòi hỏi sự am hiểu chất liệu cũng như sự tỉ mỉ, kiên trì.
Họa sĩ Võ Văn Tiếng hiện là giáo viên dạy Mỹ thuật của Trường THCS Trần Phú (TP. Pleiku). Sau khi tốt nghiệp THPT, anh theo học chuyên ngành Mỹ thuật của Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai. Năm 2009, anh tiếp tục thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để nâng cao hơn nữa kiến thức cũng như kỹ năng hội họa.
  Họa sĩ Võ Văn Tiếng. Ảnh: P.L
Họa sĩ Võ Văn Tiếng. Ảnh: P.L
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên nên tranh của anh cũng tràn đầy cảm hứng đến từ vùng đất này. Đó là không khí vui tươi, rộn ràng của ngày hội cồng chiêng trong các tác phẩm như: “Âm vang đại ngàn”, “Nối giữ hồn chiêng”... đôi khi là vẻ đẹp giản dị, nguyên sơ của cô gái Jrai, Bahnar trong “Thiếu nữ Tây Nguyên” hay cảnh sinh hoạt nơi buôn làng trong “Tháng ba Tây Nguyên”. Chủ đề Tây Nguyên được họa sĩ đưa vào tranh trên nhiều chất liệu khác nhau như lụa, sơn dầu, acrylic, sơn mài… Qua đó, Tây Nguyên hiện lên chân thật, giản dị và hết sức sinh động. “Qua tác phẩm, tôi muốn truyền tải những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán của mảnh đất và con người nơi đây đến với công chúng yêu nghệ thuật”-họa sĩ Văn Tiếng chia sẻ. Ngoài đề tài Tây Nguyên, những sinh hoạt đời thường hay các vấn đề của xã hội hiện đại mà con người đang đối mặt cũng được anh quan tâm thể hiện trong các tác phẩm “Đi tìm khuôn mặt thật”, “Sen mùa hạ”,  “Ngày dài”…
Không dừng lại ở đó, họa sĩ Văn Tiếng đang tạo ấn tượng ở mảng khắc gỗ. So với các chất liệu khác thì gỗ là chất liệu tương đối “khó chơi” nhưng lại kích thích khả năng sáng tạo rất cao của người nghệ sĩ. Bởi trên chất liệu này, người vẽ phải am hiểu từng loại gỗ, vân gỗ, độ mỏng-dày, mềm-cứng... để sáng tạo tác phẩm. Để hoàn thiện một bức tranh khắc gỗ, họa sĩ phải kiên trì, tỉ mỉ, tránh không để xảy ra sai sót dù là nét khắc nhỏ. “Ở Việt Nam, mọi người vẫn quen với dòng tranh khắc gỗ mộc bản truyền thống như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình… nhưng tranh khắc gỗ hiện đại cũng rất hấp dẫn”-họa sĩ Văn Tiếng bày tỏ. Trên một tấm gỗ, họa sĩ dùng các dụng cụ như dao, búa, đục… để “vẽ”. Có thể thêm màu sắc nhưng đôi khi chính những màu nguyên bản của chất liệu gỗ lại tạo nên sắc thái riêng, đem đến sự khác biệt cho tác phẩm và giúp chuyển tải đầy đủ ý tưởng của tác giả.
  Tác phẩm “Về cõi A tâu” của họa sĩ Võ Văn Tiếng.
Tác phẩm “Về cõi A tâu” của họa sĩ Võ Văn Tiếng.
Trong các cuộc triển lãm gần đây, bức khắc gỗ “Về cõi A tâu” của họa sĩ Văn Tiếng được rất nhiều người quan tâm. Để hoàn thành tác phẩm này, anh mất một tháng lên ý tưởng, bố cục, tỉ mỉ từng nét vẽ, đường khắc. Bức tranh khắc họa chân dung người mẹ Jrai, vài chiếc lá khẽ rơi, ẩn hiện những bức tượng nhà mồ đặc trưng trong lễ pơthi truyền thống... Vẫn là đề tài văn hóa truyền thống, song bức “Về cõi A tâu” với gam màu nâu đất chủ đạo đã chuyển tải được không gian huyền ảo, đời sống tín ngưỡng phong phú và thẳm sâu của bà con trong các buôn làng Tây Nguyên. Ngoài ra, các tác phẩm “Vào hội”, “Ngày dài”, “Giao cảm”… cũng là những bức khắc gỗ mà tác giả tâm đắc.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, họa sĩ Văn Tiếng cho biết: “Tôi mong muốn đưa mảng tranh khắc gỗ đến gần hơn với công chúng yêu nghệ thuật. Mỗi ngày, tôi vẫn cố gắng học hỏi các thế hệ đi trước, những họa sĩ giỏi, cố gắng tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm mới cũng như hoàn thiện kỹ năng để theo đuổi dài lâu với niềm đam mê của mình”.
Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".