Hoa dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có những loài hoa mọc ven đường, ở vỉa hè, góc phố, chẳng có bàn tay chăm sóc của con người nhưng vẫn âm thầm nở rộ, rồi lặng lẽ rụi tàn như một kiếp nhân sinh giữa cuộc đời chật hẹp. Những loài hoa không ai trồng, tự mọc tốt tươi rồi đơm bông đó người đời vẫn gọi chung là... hoa dại!

 



Tôi yêu những loài hoa dại, yêu sự yên bình trải rộng, luôn vươn mình len lỏi sống giữa cuộc đời nhiều chen lấn. Hoa dại chỉ cần bám chặt vào đất, hướng về những tia nắng mặt trời mà vươn mình sinh sôi, nảy nở thành triền hoa. Hoa dại đơn sơ mà làm người ta dễ nao lòng bởi sắc hương dìu dịu. Và tôi đã yêu sự tao nhã, tinh khôi của những loài hoa giản dị và rất đỗi chân thành, dẫu mưa nắng hai mùa hoa dại vẫn cứ miên man. Hoa dại vẫn hồn nhiên len lỏi bên đường mặc cho cuộc đời nhiều gió cát. Sự kiên cường và sức sống mãnh liệt ấy làm cho những loài hoa mỹ miều khác phải ghen tỵ. Bởi chỉ cần một nhành hoa chạm đất cũng co thể dễ dàng bén rễ, hay một cơn gió thổi hạt bay xa rơi giữa mênh mông vùng đất trống hạt ấy vẫn sẽ lên mầm. Tôi yêu sự dễ dãi ấy để được tồn tại của hoa dại. Chẳng cần sự chăm sóc của con người mà hoa vẫn tốt tươi, sắc hoa chẳng kiêu kỳ, rực rỡ và hương hoa chẳng ngào ngạt, nồng say như hoa hồng, mẫu đơn, thược dược...

Hoa dại mộc mạc mà thuần khiết, tinh khôi, chân phương theo cái lẽ tự nhiên vốn có. Tôi yêu màu tươi thắm của hoa mười giờ như màu tình yêu đôi lứa. Tôi yêu sự ngây ngô của bông cúc trắng đang vươn mình trong những vùng cỏ hoang khô cháy như cái tuổi đầu đời hồn nhiên, trong sáng. Tôi thương giây phút ngại ngùng của cô gái vừa yêu như chiếc lá biết xấu hổ khi tay ai vừa chạm đến. Đó là loài hoa trinh nữ, nụ hoa tròn như cúc áo, từng sợi mai tím hồng li ti như mối tình đầu tuy đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ. Và tôi sẽ mãi không quên màu vàng của dã quỳ (cúc dại) thương nhớ, như sự đợi chờ hoài vọng của tình yêu. Đã có lần tôi nhặt từng cánh hoa dã quỳ ép vào trang vở để kỷ niệm mùa dã quỳ rở rộ giữa trời thu, kỷ niệm mối tình đã qua lâu cùng ngày tháng.

Lớn rồi, tôi không còn là một cô bé ngây ngô hay gối đầu trên những triền hoa dại, thả mắt vào những vòm mây xanh ngắt, lòng mơ ước xa xôi. Cuộc sống níu tôi vào những bộn bề của đời thường chật hẹp làm tôi chợt thèm cảm giác được hoang du bình yên cùng gió cát, được vươn mình sống vô ưu như những loài hoa dại. Như một lẽ tự nhiên hoa nở rồi tàn, nhưng sẽ còn đó những loài hoa dại miên man hiện hữu giữa cuộc đời thênh thang rộng lớn.

Theo NGUYỄN THỊ HẢI (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.