Hoa dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hoa không có tên, hoa chỉ mọc vương nơi đầu đường, ngang bờ giậu, nhỏ xíu, tím biếc, trắng tinh khôi, xanh biếc, vàng tươi… Hoa dại cũng đầy đủ màu sắc nhưng chỉ bé li ti. Hay tại vì hoa bé li ti và khiêm nhường mọc ở những nơi khe, kẽ, ngóc ngách như vậy nên mới bị gọi là hoa dại. Không ai biết cho thật cụ thể tên của chúng. 
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Hoa chẳng kiêu sa, chẳng thể rực rỡ, vì quá bé nhỏ. Chỉ có thể mọc tạm ở những bờ giậu, phên tường hay trong đám cỏ, hoa mới trổ được vẻ đẹp của riêng mình. Chẳng cần ai chăm bón, chẳng cần ai gieo trồng, cũng chẳng chen chân vào nơi phồn hoa đô hội, hoa dại đúng như tên của mình: hồn nhiên sống, hồn nhiên nở, không hương nồng nàn để mời gọi ong bướm, cũng không sắc rực rỡ để níu giữ ánh nhìn. Chỉ man mác, nhẹ nhàng, để ai đó bâng quơ chạm mắt phải mà ngơ ngẩn.
Hoa dại không phải để cắm vào bình cho trang trọng, vì nghe cái tên cũng chỉ biết hoa sẽ khiêm tốn làm nền cho những loài hoa khác nổi bật, một cái nền khiêm nhường, nhỏ bé và dại khờ. Dại khờ như những ngày xưa thắt bím vẫn bày lá, bày hoa nơi góc vườn mát rượi để bày trò chơi, để thẹn thùng kết vòng hoa chơi trò cô dâu chú rể, để phải hái mãi, gom mãi mới đầy một vòng hoa kết đội lên đầu cô dâu, để thắt mãi mới đầy túm hoa cho cô dâu cầm tay, rồi còn bày cỗ đãi đằng hai họ cũng bằng hoa, bằng lá. Cái thuở trong veo như hoa cỏ dại khờ ấy, mắt chạm mắt nào biết thương nhớ, tay cầm tay cũng chỉ biết ngại ngần, vậy mà diễn tròn vai lắm, họ hàng hai bên hỉ hả ăn cỗ hoa, cô dâu chú rể trẻ con cười như được mùa khi đi chào họ với bộ quần áo lấm lem, đã thế bộ nào cũng vá hai miếng ở mông to đùng. Sau mỗi trò chơi, hoa dại tan tác nơi góc vườn, chả ai kịp để ý, vậy mà hôm sau, hoa lại vẫn nở, vẫn khiêm nhường mềm mại và nhẫn nại. Không một lời than vãn, không một chút muộn phiền.
Hôm nay, con gái nhỏ bày đồ hàng ra chơi một mình, cũng tự đi tìm hoa dại để bày lên mấy cái dĩa nhỏ trong bộ đồ chơi. Những bông hoa dại ở góc sân, lẫn vào với lá khô, nép mình vào những ô gạch nhỏ nhưng con vẫn tìm ra, chạy lại hỏi: “Mẹ ơi! Hoa gì đẹp vậy mẹ”. Mẹ cười, đáp: “Hoa dại đấy con”. Mà nhớ, nhớ hoa tan tác sau những trò chơi, để chợt nhói lòng khi nhớ bó hoa đầu tiên được tặng cũng là hoa dại...
Lê Thị Kim Sơn

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.