Hiệu quả từ mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông trên cây cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau một năm triển khai mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5-6 tấn nhân/ha cho cây cà phê tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đến nay mô hình đã thu được kết quả khả quan: Cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên so với cây cà phê của vườn đối chứng, cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn.

 
Ông Nguyễn Văn Trình phấn khởi khi nói về hiệu quả mô hình. Ảnh: Ngọc Thu
Ông Nguyễn Văn Trình phấn khởi khi nói về hiệu quả mô hình. Ảnh: Ngọc Thu

Những năm qua thời tiết thay đổi khí hậu khắc nghiệt, đất đai chai cứng bạc màu. Nấm bệnh phát triển khiến cây cà phê vàng lá, khô cành, rụng quả non. Nông dân lo lắng, bón phân không cân đối đất chua khiến cây cà phê già cỗi nhanh chóng vì vậy dẫn đến năng suất thấp, chất lượng quả nhỏ, chín ép, không đồng đều, chất lượng cà phê kém khiến cho giá bán cà phê chưa cao. Năng suất bình quân khoảng 3 tấn nhân/ha.

Niên vụ cà phê năm 2014-2015, Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang tại tỉnh Gia Lai triển khai bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên, làm nhiều mô hình canh tác cho cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai với mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5-6 tấn nhân trên ha.    

Chương trình đã hỗ trợ nông dân tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch theo những tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (4C); áp dụng giải pháp đồng bộ quy trình "Dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê" của Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông tại Tây Nguyên; đánh giá hiệu quả mô hình làm cơ sở tuyên truyền và nhân rộng trong những niên vụ sản xuất tiếp theo. Tham gia chương trình gồm 7 hộ, trong đó có 4 hộ ở phường Yên Thế-TP. Pleiku và 3 hộ ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah. Trước khi các hộ làm mô hình, vườn cây cà phê phát triển ở mức trung bình, cây khỏe, lá xanh tuy nhiên màu xanh chưa được đều và đẹp. Nguyên nhân được cho là do bà con vẫn canh tác theo hướng truyền thống, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón quá nhiều phân vô cơ khiến đất sớm thoái hóa, chai cứng, mất độ tơi xốp. Theo đó rễ cây phát triển kém, tỷ lệ rễ non chưa nhiều, đặc biệt là rễ tơ. Cũng chính việc bón phân thiếu khoa học nói trên, đã làm môi trường đất bị ảnh hưởng không nhỏ, đất chua, làm tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ.

Mô hình được triển khai từ tháng 12-2014, đến nay đã thu được kết quả đáng mừng khi bà con áp dụng quy trình dinh dưỡng chuyên dùng cho cây cà phê của Công ty Tiến Nông, cây cà phê phát triển ở mức khá trở lên. Đất tơi xốp, có giun đất ở bên dưới, do vậy rễ tơ ra nhiều hơn. Ở phần trên của cây, lá và cành phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn...  

Nông dân Nguyễn Văn Trình-tổ 2, phường Yên Thế, TP. Pleiku có 1 ha cà phê tham gia mô hình phấn khởi cho biết: “Tôi sử dụng sản phẩm phân bón Tiến Nông từ tháng 3-2015, bón 0,5 kg mỗi cây. Qua các lần bón phân, tôi thấy cây cà phê phát triển tốt. Cụ thể là cây phát cành nhiều, hạn chế bệnh gỉ sắt, quả phát triển tốt do cành nhiều. Năng suất ước đạt 5,5 tấn nhân mỗi ha".

 

Các hộ dân vui mừng với kết quả đạt được khi tham gia mô hình tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Thu
Các hộ dân vui mừng với kết quả đạt được khi tham gia mô hình tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Thu

Hầu hết bà con tham gia mô hình đều có chung nhận xét: Sử dụng đồng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật; cành nhánh phát triển to khỏe, bản lá xanh đều, trái chín đồng đều, hạn chế rụng trái non; hạn chế hiện tượng ra trái cách năm, dự kiến giá bán cao hơn bình thường 500-1.000 đồng/kg. Đặc biệt chi phí đầu tư bộ sản phẩm Tiến Nông thấp hơn rất nhiều so với bình thường...

Mô hình canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê. Nông dân tham gia mô hình đã có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tập quán canh tác thay đổi theo hướng tích cực hơn. Người dân đã ý thức được sản xuất và thu hoạch cà phê đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhờ đó chất lượng hạt cà phê được nâng cao. Đây là cơ hội để sản phẩm của nông dân có thể tiếp cận, đàm phán với các nhà xuất khẩu, chế biến, rang xay, bán được giá cao hơn, ổn định hơn so với sản phẩm thông thường chưa được chứng nhận.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm