Hãy dạy con trẻ biết bao dung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lớn khôn không chỉ đơn giản là sự phát triển về tầm vóc. Đó là quá trình con trẻ học làm người lớn và biết sống vì người khác. Trái tim biết vị tha sẽ giúp chúng ta làm điều đó.

Cô bé ganh tị là tập truyện nhỏ của nhà văn Nguyên Hương gồm 2 truyện ngắn dành cho thiếu nhi: Cô bé ganh tị và Chuyện bốn mùa. Cuốn sách được trình bày dưới dạng truyện đồ họa như một nỗ lực làm mới các tác phẩm quen thuộc để tạo sự hứng thú cho độc giả nhỏ tuổi.

Truyện đồ họa (graphic novel) đã khá quen thuộc với bạn đọc nhỏ tuổi trên thế giới. Nó được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1978 bởi tác giả Will Eisner. Khác với phần minh họa trong truyện tranh thông thường, đối với truyện đồ họa phần minh họa đóng vai trò như ngôn ngữ thứ hai của cuốn sách. Nhìn vào phần minh họa, độc giả nhí có thể hiểu được phần nào nội dung câu chuyện.

Không chỉ có vậy, phần minh họa đa dạng với nhiều phong cách khác nhau trong cùng một cuốn truyện như: minh họa toàn trang, minh họa kèm chú thích sẽ kích thích trí tưởng tượng của các độc giả nhí. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi.

 

 Tập truyện đồ họa Cô bé ganh tị.
Tập truyện đồ họa Cô bé ganh tị.



Nhân vật chính của Cô bé ganh tị là hai cô bạn cùng lớp Bích và Thúy. Bạn bè thường gọi Thúy là “ngôi sao” vì mẹ cô bé là diễn viên nổi tiếng. Còn mẹ của Bích chỉ là một đầu bếp suốt ngày ám mùi thức ăn, bởi vậy cô nhóc luôn ghen tị với bạn cùng lớp.

Trong khi Bích cáu kỉnh vì lúc nào mẹ cũng ép cô bé phải ăn thứ này thứ nọ. Ngược lại, cô bạn cùng lớp chỉ ước ao mẹ có thể ở nhà và nấu cho em một bữa cơm ấm cúng. Với mẹ, những việc phải làm luôn là đi đóng phim, đọc kịch bản và tham gia họp báo, việc nấu ăn dường như chưa bao giờ có trong kế hoạch của mẹ. Thúy có thể mang tiền để mua những chiếc bánh pizza ngon lành ngoài tiệm nhưng chưa khi nào có được một bữa ăn ấm cúng.

Có mẹ là diễn viên nổi tiếng mới tuyệt làm sao! Con gái của một đầu bếp suốt ngày vây quanh nồi niêu, xoong chảo chẳng có gì thú vị hết. Sự ganh tị đã khiến trái tim Bích trở nên nhỏ nhen, mặc cho Thúy ngỏ ý muốn làm bạn, cô bé vẫn cố chấp cho rằng: cô nàng “ngôi sao” chỉ đang tìm cách làm tổn thương mình mà thôi.

Chỉ khi hai trái tim lên tiếng và tình bạn cất lời, Bích mới hiểu được cuộc sống bình dị mà cô bé đang có thật đáng quý biết bao. Thật ngốc nghếch khi ganh tị với cuộc sống của người khác để rồi làm chính mình bị tổn thương.

Chuyện bốn mùa lại là một sáng tác mang hơi hướng kỳ ảo. Tại bốn lớp năng khiếu của trường tiểu học Bốn Mùa, các bạn nhỏ vẫn tận hưởng những giây phút thú vị bên bạn bè và thầy cô. Ở lớp Mùa xuân, chúng ta có thể học cách làm mứt, làm bánh, cắm hoa. Còn nếu các bạn muốn học cách làm diều, hãy tới lớp Mùa Hạ. Lớp Mùa Thu dành cho những ai yêu thích vẽ tranh. Nếu muốn học cách chữa bệnh bằng cây cỏ, lớp mùa Đông đang chờ bạn.

Mọi thứ cứ diễn ra êm đềm trong vòng quanh bất tận của niềm vui và hạnh phúc. Cho đến một ngày…


 

Phần minh họa dễ thương của họa sĩ Phương Thảo.
Phần minh họa dễ thương của họa sĩ Phương Thảo.



Có một cô bạn mới chuyển đến. Có bé có vẻ ngoài xinh xắn, mái tóc óng mượt cùng cái tên dễ thương: Tóc Tiên! Một cô bé đáng yêu như vậy chắc chắn phải hiền lành và ngoan ngoãn lắm. Nhưng mọi người đã nhầm.

Tóc Tiên là một cô bé xấu tính và luôn thích chê bai người khác. Cô bé không vừa ý với bất kì lớp học năng khiếu nào trong trường tiểu học Bốn Mùa. Bạn bè chẳng ai ưa cô nhóc kiêu kì ấy cả. Tóc Tiên giận dữ vì bị các bạn xa lánh. Có nhóc muốn tìm cách trả đũa. Đáng sợ hơn, Tóc Tiên có phép thuật. Cô nhóc dự định sẽ dùng phép thuật để làm nguội đi cơn giận trong lòng.

Và bất ngờ luôn đến vào phút chót! Chính Tóc Tiên lại là người dính phải bùa chú và bị biến thành cây. Cô bé cần lời nguyện cầu của các bạn để được trở người bình thường. Liệu ai sẽ cầu nguyện cho Tóc Tiên?

Tình yêu thương và sự bao dung là món quà lớn nhất của trái tim. Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả mọi thứ. Hãy hài lòng với những gì mình đang có, hạnh phúc sẽ gõ cửa trái tim bạn một cách thật tự nhiên.

Thụy Oanh (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.