Hành trình trên đất Triệu voi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua cửa khẩu Bờ Y- Kon Tum, cả đoàn đã thẩn người vì cảnh rừng nguyên sinh xanh bất tận trãi dài từ Attapư đến Sêkông qua Chămpasăk nối liền với Savanakhẹt, Kham Muộn, Polykhamxay đến tận thủ đô Viêng Chăn - Lào.

Attapư, Sê kông dấu ấn người Gia Lai trên đất Lào

Vượt qua hơn 50km đường đèo ngoằn nghèo với rất nhiều khúc cua khuỷ tay. Chúng tôi bắt đầu hành trình trên đất nước triệu voi, con đường 18B thẳng tắp, phương tiện lưu thông rất ít và cũng không thấy cảnh sát giao thông bắn tốc độ  đã làm các bác tài phấn khích hơn vì tốc độ trên đường từ 100 đến 140km/h, tốc độ mà ở Việt Nam dù là con đường đẹp nhất cũng không thể chạy với tốc độ như thế. Những cánh rừng nguyên sinh kéo dài, những cánh đồng xanh rì và thấp thoảng những mái nhà rất đặc trưng của Lào. Cuộc hành trình như chuyến chinh phục hay khám phá những điều ký thú ở đây làm cả đoàn quên đi sự mệt nhọc cho một chuyến đi dài. Và Attapư, Sêkông là hai tỉnh đầu tiên chúng tôi đặt chân ghé thăm. Ở đây, dấu ấn bản địa rất rõ ràng và cũng tại đây chúng tôi nhận ra dấu ấn của người Gia Lai trên đất nước này.
Công nhân người Lào đang chăm sóc cao su. Ảnh: Minh Dưỡng
Công nhân người Lào đang chăm sóc cao su. Ảnh: Minh Dưỡng

Bữa cơm trưa đầu tiên trên đất nước Lào chúng tôi được các anh ở Công ty Hoàng Anh Attapư chiêu đãi tại quán cơm do người Gia Lai mở ở Attapư. Thịt gà luộc, rau muốn luộc, cà pháo mắm tôm… những món ăn rất Việt Nam được chế biến trên đất Lào, chỉ có khác là chúng tôi uống bia Lào. Ghé thăm Công ty Hoàng Anh Attapư để tìm hiểu cuộc sống ở đây, tôi gặp nhiều công nhân người Việt đang làm việc tại đây nhưng theo anh Phan Thanh Thủ - Phó Giám đốc Công ty Hoàng Anh Attapư thì hiện tại Công ty có tới 80% công nhân là người Lào. Ông Nguyễn Văn Sự - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai thì cho biết: Công ty xây dựng hoàn thành nhà máy chế biến gỗ tinh chế xuất khẩu có thể nói là hiện đại nhất tại Lào cho đến thời điểm này cùng với việc công ty đã trồng 5.000 ha cao su tại hai tỉnh Attapư và Sê -kông với mức đầu tư 25 triệu USD.

Thăm vườn cao su do Công ty Cổ phần Hoàng Anh – Quang Minh trồng tại tỉnh Sêkông, chúng tôi có dịp nói chuyện với nhiều công nhân người Lào. Anh Khan (Chalamay- huyện Hsteng- Sêkông) nói: “Khi công ty Hoàng Anh – Quang Minh chưa trồng cao su thì đại đa số gia đình người dân ở huyện chúng tôi đều không có tiền. Mỗi ngày lên rẫy làm và tìm được thứ gì thì ăn thứ ấy. Hiện nay thì khác  xa rồi, làm công nhân mỗi tháng được 900.000 kip đủ để lo cho cuộc sống”. Còn anh Ta (Dân tộc Nhe – Sêkông) thì nói: Người dân tộc ở đây khổ lắm, Công ty đã tạo điều kiện, hướng dẫn và nhận chúng tôi làm công nhân. Mỗi tháng thu nhập đủ để gia đình sống và có để dành”.
Dừng chân trên đường 18B. Ảnh: Minh Dưỡng
Dừng chân trên đường 18B. Ảnh: Minh Dưỡng

 Nhận thấy được tiềm lực kinh tế cũng như tạo công ăn vịêc làm cho người dân ở đây nên chính phủ Lào đã đồng ý giao tiếp cho HAGL 10.000 ha đất để tiếp tục trồng mới cao su tại tỉnh Attapư, đồng thời HAGL cũng sẽ đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 40.000 tấn/năm vào năm 2012.  Như vậy, rồi đây một trong những tỉnh nghèo nhất nước Lào trong thời gian tới sẽ thay đổi nhờ sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó HAGL hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất.

Cá sông Mêkông – Món ngon Paksé

Rời Sêkông, cuộc hành trình của chúng tôi tiếp tục đến Paksé- thủ phủ của tỉnh Chămpasawk, nơi có khoảng 4.000 người Việt đang sinh sống. Là một trong 3 thành phố lớn nhất của Lào, Paksé được xem là thành phố cửa sông nên hàng năm số lượng du  khách đến đây rất đông. Và điều đặc biệt như anh Khải - người Việt Nam làm vịêc tại Lào đã 22 năm cho biết, đến đây không thể không ăn cá trên sông Mê Kông. Thế là chúng tôi vượt hơn 30 km để đến một nhà hàng nhỏ nằm trên dòng Mê Kông để thưởng thức món cá nổi tiếng ở đây.
Tác giả bên thiếu nữ Lào
Tác giả bên thiếu nữ Lào tại Viêng Chăn

15 kg cá chế biến thành 4 món cho gần 30 con người thưởng thức, ở đây ngoài cá không có món ăn gì khác. Cô bạn đồng nghiệp của tôi đã nhanh chân xuống bếp để xem họ chế biến các món thức ăn ra sao ( sau đó trên đường về cô đã có ý tưởng sẽ mua cá diêu hồng chế biến thử như thế nào). Nhâm nhi ly rượu được giới thiệu là “ông uống bà khen ”, ngồi nhìn dòng nước lững lờ trôi, nhìn những đứa trẻ da đen nhẻm tò mò bởi một đoàn khách lạ và thật bất ngờ, chúng tôi thấy hai thiếu nữ Lào vẫn mặc xiêm y lội xuống dòng sông để tắm. Quá bất ngờ, quá ngạc nhiên cả đoàn đều trố mắt nhìn, tuy vậy hai thiếu nữ Lào vẫn hồn nhiêu khoe bờ vai trần trắng nõn nà lội trên dòng Mê Kông  cho đến khi tối kịt. Hỏi người dân ở đây mới biết, tắm giặt đều trên dòng sông này, chỉ có nấu ăn là họ mua nước sạch vì không có nước máy cũng như nước giếng như Việt Nam.
Một góc Viêng Chăn. Ảnh: M.D
Một góc Viêng Chăn. Ảnh: M.D

Cá nấu canh, làm gỏi, chiên, lòng cá  thì xào. Mỗi món có một vị đặc trưng khác nhau, ăn với cơm nếp càng làm tăng thêm vị đậm đà của cá. Tôi và nhiều người trong đoàn lần đầu tiên được thưởng thức những món cá được chế biến...rất Lào này sẽ không bao giờ quên hương vị của nó. Ai trong đoàn cũng muốn một lần nữa quay lại đây để thưởng thức món cá này, dù không ai biết chúng tên gì - chỉ biết là cá trên sông Mê Kông, sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây.

Tạm biệt món ngon Paksê, đoàn chúng tôi đến Savãn - tỉnh Savanakhẹk , nơi có nền kinh tế lớn thứ hai sau Viêng Chăn. Không đi sâu tìm hiểu những đặc trưng ở đây, chúng tôi cố tình ghé ăn cơm ở bến xe Savãn- nơi rất nhiều người Việt đang sinh sống và làm ăn. Các quán cơm giới thiệu món Việt nối đuôi nhau tại bến xe không khác gì ở Việt, có chăng chỉ khác là có thêm những dòng chữ...“giun dế”.  Thưởng thức xong những món ăn Việt Nam tại đây, đoàn chúng tôi ghé chợ Seno. Tại đây cả đoàn đều ngạc nhiên bởi những trái bắp chỉ bằng 1/3 bắp của Việt Nam.  Càng ngạc nhiên hơn khi nó có nhiều màu, cùi chỉ bằng ngón tay cái, hạt đều, mềm và rất ngon.

Thay lời kết

Hành trình của chúng tôi tiếp tục theo đường 13 băng qua các tỉnh Kham Muộn, Polykhamxay rồi đến Viêng Chăn. Một hành trình dài hơn 1.000 km nhưng không ai thấy mệt vì cả hành trình là những câu chuyện dài bất tận về đất nước triệu voi…

Minh Dưỡng

Có thể bạn quan tâm

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.