'Hành trình di sản': Tìm lại 'Hương Tết' và trải nghiệm 'Lễ Wa-Ha'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vượt qua nhiều đối thủ “nặng ký,” bộ ảnh “Lễ Wa-Ha” của tác giả Hoàng Thạch Vân đã giành giải đặc biệt (hạng mục Ảnh bộ) tại “Giải thưởng nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2018”.

Một bức ảnh trong bộ ảnh
Một bức ảnh trong bộ ảnh "Lễ Wa-Ha" của tác giả Hoàng Thạch Vân. (Nguồn ảnh: BTC)



“Với đề tài ấn tượng, các góc máy nghệ thuật đặc sắc, bộ ảnh đã miêu tả đầy đủ, sinh động về một nghi lễ truyền thống của đồng bào Chăm Bà Ni vùng Nam Trung Bộ,” đại diện ban tổ chức cho biết.

Lễ Wa-Ha là là lễ cúng thanh minh sau lễ Ramuwan (hay lễ tháng thiêng Ramadan) . Đây là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào Chăm Bà Ni, thể hiện sự tưởng nhớ, lòng thành kính của người còn sống đối với người đã khuất, ông bà tổ tiên.

Bên cạnh đó, tác phẩm “Hương Tết” của tác giả Lê Việt Khánh được trao giải đặc biệt ở hạng mục Ảnh bìa. Tác phẩm được đánh giá cao ở ý nghĩa, nội dung và bố cục hoàn chỉnh của tác phẩm.

Đây là giải thưởng nhiếp ảnh do tạp chí Heritage tổ chức thường niên (từ năm 2013) nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là các di sản (văn hóa, thiên nhiên) thế giới tại Việt Nam.

Bên cạnh những tay máy chuyên nghiệp (hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí…), giải thưởng năm nay còn thu hút sự tham gia của đông đảo các tay máy tự do (ở cả trong nước và nước ngoài). Các tác giả đã gửi tới nhiều tác phẩm với đề tài, nội dung mới lạ, thú vị. Đây cũng chính là một trong những điểm mới của mùa giải năm nay so với những mùa giải trước.

 

"Bóng hình Tổ quốc" qua góc nhìn của tác giả Nguyễn Mạnh. (Nguồn ảnh: BTC)
"Bóng hình Tổ quốc" qua góc nhìn của tác giả Nguyễn Mạnh. (Nguồn ảnh: BTC)

Ban tổ chức nhận được 194 tác phẩm dự thi ở hạng mục Ảnh bộ và 532 tác phẩm tham dự ở hạng mục Ảnh bìa.

Kết quả chung cuộc, giải nhất (hạng mục Ảnh bộ) được trao cho bộ ảnh “Cây cột thiêng của người Cơtu” (tác giả Trần Tấn Vịnh). Tác phẩm “Nắng sớm làng chài Nhơn Hải” (tác giả Nguyễn Phước Hoài) đoạt giải nhất (hạng mục Ảnh bìa).

Ngoài ra, top 5 (hạng mục Ảnh bộ) vinh danh năm bộ ảnh: “Sương mù Huế” (tác giả Nguyễn Trung Thành), “Hội vật cầu bùn làng Vân” (tác giả Ngô Quang Phúc), “Tam Cốc mùa vàng” (tác giả Nguyễn Đức Phước), “Mùa Thu Nhật Bản” (tác giả Hoàng Mạnh Cường) và “Vẻ đẹp san hô biển Kỳ Co” (tác giả Nguyễn Phước Hoài).

Top 5 (hạng mục Ảnh bìa) được trao cho năm tác phẩm: “Chiều trên bến thuyền” (tác giả Nông Thanh Toàn), “Viết liễn” (tác giả Nguyễn Xuân Thắng), “Sương mù trên cao nguyên” (tác giả Lê Hữu Thiết), “Đường về nhà” (tác giả Phùng Tú Nhân) và “Cuộc sống trên đầm Chuồn” (tác giả Vũ Minh Đức).

 

An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.