“Hạnh phúc khi sẻ chia cùng nhau”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đó là bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc của những gia đình trẻ tiêu biểu vừa được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương vào cuối tháng 6-2023. Bằng tình yêu thương, sự chia sẻ và thấu hiểu, những cặp vợ chồng trẻ đã nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc và đóng góp những điều tốt đẹp cho xã hội.

Hơn 7 năm về chung một nhà, dù trải qua nhiều biến cố, thử thách, nhưng tổ ấm của anh chị Nguyễn Cao Nhân-Lê Thị Hằng (tổ 2, thị trấn Chư Prông) vẫn tràn ngập tiếng cười.

Năm 2017, khi trên đường đi làm về, anh Nhân bị tai nạn giao thông khiến cơ thể bị liệt tứ chi do nứt đốt sống và dập tủy. Thời điểm anh Nhân bị tai nạn, chị Hằng chỉ còn 10 ngày nữa là sinh con đầu lòng. Số tiền để anh Nhân chữa trị, vật lý trị liệu ở TP. Hồ Chí Minh hơn 1 tỷ đồng. Đây là con số quá lớn vì cả hai bên gia đình đều làm nông nghiệp, chị Hằng đã chạy vạy khắp nơi để vay mượn cho chồng điều trị.

Gia đình chị Lê Thị Hằng là 1 trong 15 gia đình trẻ tiêu biểu của huyện Chư Prông được Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tuyên dương. Ảnh: M.N

Gia đình chị Lê Thị Hằng là 1 trong 15 gia đình trẻ tiêu biểu của huyện Chư Prông được Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tuyên dương. Ảnh: M.N

Nhờ sự động viên, an ủi của gia đình, anh Nhân tự nhủ bản thân phải kiên trì hơn để không làm khổ người thân. Từ việc phải ngồi xe lăn và phụ thuộc vào sự chăm sóc của người nhà, anh Nhân đã tập vật lý trị liệu, từng bước bỏ xe lăn, bỏ gậy để tự đi lại. “Lúc bị nạn, con thì quấy khóc, vợ phải làm nhiều việc để có tiền cho tôi điều trị. Nhiều lúc, tôi cảm thấy bất lực, mệt mỏi vì đã làm khổ vợ con. Nhưng chính sự động viên, tình yêu của người bạn đời đã vực tôi dậy. Nắm chặt tay nhau, vợ chồng tôi đã vượt qua những biến cố trong cuộc đời”-anh Nhân tâm sự.

Sau khi sức khỏe dần hồi phục, với chuyên ngành công nghệ thông tin, anh Nhân nhận lập trình máy tính tại nhà, nhận cung cấp camera cho khách hàng. Còn chị Hằng, ngoài hoàn thành tốt vai trò Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn còn nhận bán bảo hiểm, thu cước internet để có thêm chi phí sinh hoạt. “Chỉ cần vợ chồng đồng cam cộng khổ thì mọi vất vả đều có thể vượt qua. Tôi vui vì con mình vẫn có đủ bố mẹ để nương tựa, chồng có thể đi lại và làm việc”-chị Hằng bày tỏ.

Gia đình chị Trần Thị Thúy Quỳnh luôn hạnh phúc vì luôn biết thấu hiểu, sẻ chia. Ảnh: Minh Nhật

Gia đình chị Trần Thị Thúy Quỳnh luôn hạnh phúc vì luôn biết thấu hiểu, sẻ chia. Ảnh: Minh Nhật

“Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn” là cách anh Lục Văn Hồi và chị Trần Thị Thúy Quỳnh (tổ 3, thị trấn Chư Prông) vun bồi cho hạnh phúc gia đình. Chị Quỳnh là giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Chư Prông), còn anh Hồi đang công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Prông.

Anh chị lấy nhau năm 2012. Vì đặc thù công việc, anh Hồi thường xuyên công tác xa nhà, chị Quỳnh trở thành hậu phương vững chắc để chồng hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù công việc bận rộn, nhưng chị Quỳnh vẫn sắp xếp thời gian một cách khoa học, hợp lý để vừa hoàn thành nhiệm vụ ở trường vừa chăm lo tốt gia đình. Những lúc ở nhà, anh Hồi thường xuyên phụ giúp vợ nấu ăn, nuôi dạy con cái. “Để xây dựng được tổ ấm hạnh phúc thì các thành viên phải cùng nhau cố gắng vượt qua khó khăn, luôn yêu thương, chia sẻ. Cuộc sống gia đình không tránh khỏi mâu thuẫn. Những lúc như thế, tôi đều đặt mình vào vị trí của đối phương để thông cảm và thấu hiểu hơn”-anh Hồi chia sẻ.

Anh Hồi và chị Quỳnh đều là cán bộ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác. Hạnh phúc đong đầy khi 2 con là Lục Khánh An (SN 2013) và Lục Hoàng Bách (SN 2016) ngoan ngoãn, học giỏi. Để giúp con biết yêu thương và sẻ chia, anh chị thường xuyên cho con tham gia các hoạt động thiện nguyện. Chia sẻ về bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc, chị Quỳnh tâm sự: “Để dung hòa giữa công việc và gia đình, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, thường xuyên tâm sự để càng hiểu nhau hơn và tìm được tiếng nói chung. Mỗi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm “giữ lửa” cho chính tổ ấm của mình”.

Ngoài gia đình chị Hằng, chị Quỳnh, huyện Chư Prông còn có 13 “gia đình trẻ tiêu biểu” được Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tuyên dương. Họ đại diện cho các gia đình thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn; thanh niên dân tộc thiểu số; thanh niên đang công tác trong lực lượng vũ trang, làm công tác Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh.

Anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh-chia sẻ: Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ tiêu biểu” được Tỉnh Đoàn và Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức thường niên. Mỗi gia đình trẻ tiêu biểu sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực truyền thông xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Qua lễ tuyên dương, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh mong muốn nâng cao nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân về vai trò và giá trị của gia đình; ý nghĩa của việc xây dựng gia đình trẻ no ấm, hạnh phúc, tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.