Hàng loạt cây xanh đô thị ở Gia Lai bị cưa hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Rất nhiều cây xanh đô thị ở Gia Lai đã bị cưa hạ không thương tiếc để mở rộng đường khiến người dân tiếc nuối.

Những ngày qua, cây xanh 2 bên đường Hoàng Văn Thụ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã bị cưa hạ tận gốc khiến nhiều người tiếc nuối.

Có mặt tại tuyến đường này, phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận hàng chục cây xanh lớn được trồng hai bên đường đã bị cắt hạ tận gốc. Các cây xanh này có đường kính gốc từ 50-80cm. Phần gốc còn lại chỉ nhô lên khỏi mặt đất chừng 10-20cm. Toàn bộ phần thân cây sau khi cưa hạ đã bị chuyển đi nơi khác.

Gốc cây lớn đã bị cưa hạ

Gốc cây lớn đã bị cưa hạ

Trao đổi qua điện thoại, ông Hoàng Minh Nghĩa, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Pleiku, cho biết việc cưa hạ cây xanh hai bên đường để thực hiện Dự án mở rộng đường Hoàng Văn Thụ (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường Hai Bà Trưng).

Dự án này có chiều dài gần 500 mét, tổng mức đầu tư trên 19 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Theo ông Hoàng Minh Nghĩa, các cây này được trồng từ năm 1975

Theo ông Hoàng Minh Nghĩa, các cây này được trồng từ năm 1975

Các cây có đường kính từ 50-80cm

Các cây có đường kính từ 50-80cm

Việc cưa cây để thực hiện dự án mở rộng đường

Việc cưa cây để thực hiện dự án mở rộng đường

Hàng loạt cây xanh bị cưa hạ khiến người dân tiếc nuối

Hàng loạt cây xanh bị cưa hạ khiến người dân tiếc nuối

Theo ông Nghĩa, các cây xanh bị cưa hạ đều là cây lim xẹt, được trồng từ năm 1975. Việc cưa cây do một công ty trên địa bàn tỉnh thực hiện. Tuy nhiên phương án cụ thể, số lượng cây bị cưa thì sẽ cung cấp trực tiếp sau.

Việc hàng loạt cây xanh hai bên đường Hoàng Văn Thụ bị cưa hạ đã khiến nhiều người tiếc nuối. Đặc biệt, TP Pleiku và tỉnh Gia Lai đang phấn đấu xây dựng thành phố này phát triển toàn diện, bền vững, trở thành đô thị thông minh, "cao nguyên xanh vì sức khỏe".

Cây xanh sau di thực bị chết hàng loạt

Trong những năm qua, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã di dời vô số cây xanh để lấy mặt bằng đầu tư xây dựng, mở rộng nhiều tuyến đường. UBND TP Pleiku đã bỏ số tiền lớn để thuê doanh nghiệp di thực cây xanh. Tuy nhiên, số cây này sau khi được đưa về khu vực Nghĩa trang TP Pleiku (xã Biển Hồ, TP Pleiku) trồng lại, chăm sóc lại.

Tại đây, cây xanh sau khi di dời được khoanh trồng lại tại nhiều vị trí. Các cây này được đào hố, trồng thành hàng sau đó lấp đất lại. Bằng mắt thường có thể thấy rất nhiều cây đã chết, mục ruỗng, bật gốc nằm nghiêng ngả khắp nơi. Đa phần những cây này đều có đường kính trên 20cm. Những cây may mắn còn sống thì èo uột. Nghĩa trang TP Pleiku cũng trở thành "nghĩa địa" của xác cây.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.