Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Cần quy định cụ thể thành phần hội đồng định giá, thẩm định giá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ thực tiễn tại các địa phương, chúng tôi mạnh dạn có ý kiến đề xuất một số vấn đề xung quanh các nội dung liên quan đến việc xác định giá đất, công bố bảng giá đất mà dự thảo Luật Đất đai đã đề cập.

Điều 153 dự thảo Luật quy định việc định giá đất phải đảm bảo các nguyên tắc: theo mục đích sử dụng đất (để) định giá; theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá... Dự thảo Luật cũng yêu cầu việc định giá phải bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định giá, cơ quan quyết định giá. Quy định rõ các nội dung này là cần thiết, tránh tình trạng người (tổ chức) bị thu hồi đất khiếu kiện, điều này đã xảy ra, nhiều trường hợp khiếu kiện kéo dài, khó hoặc không giải quyết được, gây bất bình trong Nhân dân.

Vì vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần quy định cụ thể, chi tiết “nguyên tắc” định giá. Chẳng hạn, việc thu hồi đất là để xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng phải khác với việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích, giao cho các nhà đầu tư nhằm... phát triển quỹ đất để kinh doanh thu lợi từ thị trường bất động sản.

Trong thực tế thời gian qua, việc thu hồi đất, định giá đất (là chưa nói đến “hội đồng” định giá, thẩm định giá và cả cơ quan thẩm quyền quyết định giá liệu có trung thực, khách quan?) của cơ quan chức năng thường không bám sát giá cả thị trường của từng loại đất tại thời điểm thu hồi và các yếu tố chi phối khác trên thị trường quyền sử dụng đất. Vì vậy, cần quy định cụ thể thành phần của hội đồng định giá, thẩm định giá, quyền quyết định giá và của người có thẩm quyền; đồng thời có hình thức xử lý nghiêm khắc khi những “người” có các quyền trên cố tình làm sai lệch giá đất vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.

Về bảng giá đất, quy định như dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), theo chúng tôi là phù hợp: bảng giá đất được công bố và ban hành hàng năm để đảm bảo giá đất phù hợp, sát với giá đất thời điểm giá cả quyền sử dụng đất trên thị trường, bởi giá quyền sử dụng đất thị trường luôn biến động theo chiều tăng, nếu bảng giá đất áp dụng thời gian dài (trung hạn, dài hạn), sẽ có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo kẽ hở để cho các cơ quan, cá nhân thẩm quyền lợi dụng thu lợi bất chính, gây ra tình trạng khiếu kiện và mất uy tín với người dân.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở cho cá nhân, giao đất chưa sử dụng cho cá nhân, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25-10-2024.

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 23 ngày 26-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong ở huyện Chư Sê: Nỗi khổ của người dân

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong xuống cấp, nguy cơ mất an toàn giao thông

(GLO)- Nhiều năm qua, tuyến đường nối xã Ia Tiêm và xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) xuất hiện dày đặc ổ gà, ổ voi với kích thước lớn. Thêm vào đó, tình trạng sụt lún, nứt gãy, tạo thành khe hở sâu, lồi lõm trên mặt đường khiến việc lưu thông khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.