Gỡ điểm nghẽn trong tuyển dụng giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều năm nay, khi tổng kết năm học ngành giáo dục đều nêu con số "khủng" về tình trạng thiếu giáo viên, năm sau cao hơn năm trước; dù đủ các đề xuất, kiến nghị đã được nêu ra từng năm.

Phản hồi bài viết của Báo Thanh Niên về tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên, dư luận hoài nghi con số thiếu hụt này vì chứng kiến rất nhiều cử nhân sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp hoặc chỉ dạy hợp đồng với lương "ba cọc ba đồng".

Không ít ý kiến cho rằng để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên (GV), ngoài tăng lương cần minh bạch trong tuyển dụng. Vì hiện nay rất nhiều thông tin cho rằng để vào được biên chế GV cần phải "chung chi". Thực tế nhiều người rất yêu nghề giáo, học sư phạm xong nhưng không có việc đúng chuyên môn, nên phải cất bằng đi làm nghề khác, rất lãng phí. Bên cạnh đó, nhiều người muốn theo nghề giáo nhưng không dám thi vào sư phạm vì sợ không xin được việc.

Tuy nhiên, dù minh bạch trong tuyển dụng GV được tuân thủ thì cũng chưa chạm vào điểm nghẽn trong chính sách về tuyển dụng GV, bởi vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn là ngành giáo dục không có quyền quyết định nhân lực cho chính mình. Họ chỉ có quyền nêu thực tế thiếu bao nhiêu GV, cần tuyển bao nhiêu ở môn học nào, cấp học nào…; còn được giao bao nhiêu chỉ tiêu thì họ không được quyết định.

Ngay như Hà Nội những năm gần đây, năm nào ngành giáo dục thủ đô cũng báo cáo thiếu trên dưới 10.000 GV tất cả các cấp học; rồi năm nào TP cũng họp và quyết định giao khoảng… vài ba nghìn chỉ tiêu. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội từng chỉ ra thực tế, từ năm 2015 đến nay, số lượng viên chức được giao cho khối giáo dục cơ bản giữ nguyên dù trường lớp tăng, học sinh tăng cùng với tốc độ đô thị hóa chóng mặt; số lượng biên chế toàn TP chỉ đáp ứng khoảng 90% nhu cầu biên chế của các trường công lập.

Bản thân Bộ GD-ĐT cũng than thở vì "tha thiết" đi xin thêm chỉ tiêu biên chế GV, nhưng giao cho các địa phương thì chính quyền địa phương lại chỉ tuyển một phần, còn lại "để dành" vì nhiều lý do, trong đó có việc trừ vào 10% chỉ tiêu biên chế phải cắt giảm hằng năm. Ngành giáo dục từ cấp trường cho tới cấp bộ nhiều lần đã đề nghị không cắt giảm biên chế một cách cơ học với ngành giáo dục, vì có học sinh thì phải có người dạy; thiếu GV mà không được tuyển thêm, lại còn phải cắt giảm thì thực sự các trường không biết "cắt vào ai". Tuy nhiên, năm này qua năm khác, đề nghị này vẫn chỉ đang được "lắng nghe".

Dự thảo luật Nhà giáo đang xin ý kiến có một nội dung được xem là đột phá, đó là quy định giao cho ngành giáo dục được quyền quyết định trong tuyển dụng, luân chuyển GV trong các cơ sở công lập, thay vì ngành nội vụ và UBND các cấp như hiện nay. Dự thảo quy định này được chuyên gia giáo dục đồng tình hưởng ứng, kỳ vọng, bởi họ cho rằng quyền quyết định này cần được giao về từng nhà trường, cơ sở giáo dục chứ không phải chỉ là phòng, sở hay Bộ GD-ĐT.

Nếu làm được điều này, việc thừa, thiếu GV như hiện nay chắc chắn sẽ được khắc phục. Cùng với việc có quyền tuyển dụng, người đứng đầu cơ sở GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượng đội ngũ, cũng là chất lượng giáo dục ở chính đơn vị mình. Khi ấy, không thể đổ lỗi thiếu GV hoặc chất lượng GV không đảm bảo do không được trực tiếp tuyển dụng.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.