Giữ gìn văn hóa, tu dưỡng đạo đức: Sức mạnh nội sinh của báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong kỷ nguyên công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, các nhà báo hơn bao giờ hết phải tỉnh táo trước những bẫy tin giả, gạn lọc những thông tin chính xác, kịp thời đưa đến cho độc giả.
Phóng viên tác nghiệp trong giai đoạn chống dịch COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phóng viên tác nghiệp trong giai đoạn chống dịch COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động báo chí hiện nay vẫn còn tồn tại những khoảng tối như: Thông tin sai sự thật hoặc méo mó, thương mại hóa báo chí và khủng hoảng đạo đức báo chí. Đây đó, có những phóng viên bị xử phạt vì vi phạm đạo đức báo chí, vi phạm pháp luật khi tác nghiệp.

Trước thực trạng này, ngày 15/6, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa nhà báo-chiến sỹ” để làm rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, đạo đức đối với cơ quan báo chí/người làm báo nói chung và Báo Quân đội nhân dân nói riêng.

Thông qua 10 tham luận, tọa đàm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên Liên chi hội nhà báo Quân đội nhân dân về những giá trị cơ bản của văn hóa nhà báo, chiến sỹ. Từ đó, các phóng viên có thể xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng, bồi đắp, phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa nhà báo chiến sỹ, góp phần định vị và lan tỏa thương hiệu nhà báo chiến sỹ trong đội ngũ những người làm báo Quân đội nhân dân.

Các diễn giả cũng đưa ra tiêu chí văn hóa của nhà báo chiến sỹ đồng thời đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu của nhà báo chiến sỹ Quân đội nhân dân trong đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam.

Đại tá Lê Ngọc Long phát biểu tại tọa đàm.(Ảnh: CTV/Vietnam+)

Đại tá Lê Ngọc Long phát biểu tại tọa đàm.(Ảnh: CTV/Vietnam+)

Theo Đại tá Lê Ngọc Long, Phó Tổng biên tập, Chủ tịch Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân, văn hóa là cái còn lại cuối cùng khi tất cả những cái khác đã mất đi.

“Giữ gìn văn hóa, tu dưỡng đạo đức nhà báo chiến sỹ là giữ gìn và nuôi dưỡng sức mạnh nội sinh để Báo Quân đội nhân dân ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, xứng đáng với vị thế là một trong những tờ báo chính trị hàng đầu của đất nước, là một trong 6 cơ quan báo chí phát triển theo mô hình đa phương tiện, định hướng dư luận theo quy hoạch hệ thống báo chí của Chính phủ,” Đại tá Lê Ngọc Long khẳng định.

Thông qua buổi tọa đàm này, Ban chấp hành Liên chi hội cũng kêu gọi mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên, chiến sỹ ra sức học tập, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Báo Quân đội nhân dân đã hun đúc, chắt lọc bằng máu, nước mắt và công sức của nhiều thế hệ người làm báo Quân đội nhân dân trong suốt gần 80 năm qua.

Chia sẻ quan điểm, Trung tá Bùi Thị Thảo, đại diện Chi hội Phòng biên tập Thời sự quốc tế cho rằng văn hóa của nhà báo chiến sỹ không chỉ thể hiện ở phạm trù đạo đức, mà còn là bản lĩnh chính trị vững vàng; tầm nhìn chiến lược; kiến thức lý luận, kiến thức nền và kiến thức thực tế sâu rộng; nghiệp vụ tinh thông; trách nhiệm, nhiệt tình, chắc tay nghề, sâu sát thực tế; và trên hết, là nhân cách con người.

“Trong kỷ nguyên công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, nhà báo chiến sỹ còn cần rèn luyện khả năng học hỏi và áp dụng công nghệ để có thể tác nghiệp trên nhiều nền tảng công nghệ; có bản lĩnh và tri thức, rèn luyện khả năng nhạy bén chính trị để tỉnh táo trước những bẫy tin giả, gạn lọc những thông tin chính xác, kịp thời đưa đến cho độc giả,” nhà báo Bùi Thị Thảo chia sẻ.

Quang cảnh tọa đàm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Quang cảnh tọa đàm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Phân tích vấn đề, Thượng tá Mè Quang Thắng, đại diện Chi hội Phòng Công tác Đảng, công tác Chính trị cho rằng mỗi cán bộ, hội viên phải tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, làm gì, làm thế nào để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để luôn thấy vinh dự và tự hào được công tác ở Báo Quân đội nhân dân, tờ báo do Bác Hồ đặt tên.

“Chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với thế hệ đi trước, không hổ thẹn với 9 cán bộ, phóng viên của báo đã hy sinh anh dũng khi đang tác nghiệp ngoài mặt trận, cùng nhiều cán bộ, phóng viên bị thương và chịu hậu quả của chất độc hóa học trong chiến tranh. Sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm của từng người, chính là yếu tốt quyết định làm sâu sắc hơn tiêu chí văn hóa và đạo đức người làm báo Quân đội nhân dân,” Thượng tá Mè Quang Thắng bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.