Giao lưu văn hóa nghệ thuật "Gặp gỡ Gia Lai-Nhật Bản" 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 22-5, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Giao lưu Nhật Bản-Việt Nam và Trung tâm Đối ngoại và Hội nghị quốc tế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật “Gặp gỡ Gia Lai-Nhật Bản” 2022.

Ông Hồ Phước Thành đón nhận cây hoa Anh đào từ Phó Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng. Ảnh: Phương Duyên
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành (bìa trái) đón nhận cây hoa anh đào từ Phó Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng Shimonishi Kiyoshi. Ảnh: Phương Duyên

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành khẳng định: “Những năm qua, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản được xây dựng trên nền tảng tương đồng về văn hóa, tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa 2 dân tộc. Quan hệ cấp địa phương giữa tỉnh Gia Lai và Nhật Bản cũng có nhiều bước phát triển. Thông qua sự kết nối của Trung tâm Giao lưu Việt Nam-Nhật Bản, chương trình “Gặp gỡ Gia Lai-Nhật Bản” 2022 đã được tổ chức tại TP. Pleiku với mong muốn tạo cơ hội giao lưu văn hóa, đem đến sự hiểu biết, gắn kết giữa 2 dân tộc, làm thực chất và sâu sắc hơn nữa mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa tỉnh Gia Lai với các địa phương của Nhật Bản”. Tại chương trình, ông Shimonishi Kiyoshi-Phó Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng đã trao tặng cây hoa anh đào-biểu trưng của văn hóa đất nước “Mặt trời mọc”-cho đại diện tỉnh Gia Lai.

Phần biểu diễn của đoàn nghệ nhân Gia Lai tại chương trình. Ảnh: Phương Duyên
Phần biểu diễn của đoàn nghệ nhân Gia Lai tại chương trình. Ảnh: Phương Duyên


Chương trình tiếp diễn với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ của tỉnh Gia Lai và đất nước Nhật Bản biểu diễn. Đoàn nghệ nhân Jrai (TP. Pleiku) và diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tham gia biểu diễn cồng chiêng và các tiết mục hát, múa gồm: Mừng nước về làng, H’ri adruh Tơ đăm, Khi mùa xuân về, Nương rẫy đang chờ anh, Ngày trở về, Dâng rượu, Rừng hát, Nhớ những mùa gặt. Phía Nhật Bản cũng giới thiệu các tiết mục của ca sĩ Inoue Keiichi-người được biết đến qua những bài hát Việt Nam cover bằng tiếng Nhật và tiết mục múa kiếm của nghệ sĩ Isamu. Cuối cùng là phần biểu diễn của ca sĩ Riku Matsubara-giọng hát opera hàng đầu Nhật Bản với các ca khúc nhạc thính phòng nổi tiếng: O sole mio, You raise me up, Nessun dorma, Tsubasa wo kudasai, Time to say goodbye.

Một tiết mục biểu diễn của ca sĩ Inoue Keiichi. Ảnh: Phương Duyên
Một tiết mục biểu diễn của ca sĩ Inoue Keiichi. Ảnh: Phương Duyên
Các nghệ sĩ Gia Lai-Nhật Bản giao lưu tại chương trình. Ảnh: Phương Duyên
Các nghệ sĩ Gia Lai-Nhật Bản giao lưu tại chương trình. Ảnh: Phương Duyên


Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng với đất nước Nhật Bản, góp phần phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước (21/9/1973-21/9/2023).
 

PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null