Giám sát rác thải nhựa trên hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giám sát rác thải nhựa trên hệ sinh thái biển nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế và phát huy bền vững hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Đây là phương pháp mới được Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam thực hiện. Hoạt động này nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế và phát huy bền vững hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Hoạt động dọn vệ sinh đáy biển Cù Lao Chàm. Ảnh nguồn Báo Quảng Nam
Hoạt động dọn vệ sinh đáy biển Cù Lao Chàm. Ảnh nguồn Báo Quảng Nam
Anh Huỳnh Ngọc Diên-Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển cộng đồng, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm-cho biết: Phương pháp này có khả năng cung cấp những dữ liệu tổng thể về hiện trạng rạn san hô, môi trường sống của các loài thủy sinh, sự tác động của rác thải nhựa, tác động của sinh kế ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước. Từ đó, đơn vị đánh giá tổng thể, đề xuất biện pháp quản lý đa dạng sinh học được tốt hơn.
Còn theo chị Nguyễn Thị Hồng Thúy-nhân viên Phòng Tuần tra kiểm soát, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm: Đợt dọn vệ sinh đáy biển, thu gom lưới, túi ni lông dính vào rặng san hô triển khai từ đầu tháng 8 đã thể hiện được tính ưu việt của phương pháp bảo vệ hệ sinh thái dưới nước, bảo vệ sự đa dạng sinh học bằng phương pháp giám sát rác thải nhựa trên biển và trên vùng biển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Đây là phương pháp mới được áp dụng trong năm nay. Sau khi áp dụng trên vùng biển Cù Lao Chàm và các rạn san hô cho thấy, lượng rác thải nhựa đã giảm dần qua từng năm.
Với hình thức giám sát theo phương pháp mới, các cơ sở dữ liệu thu thập từ mặt cắt dưới biển và 6 vùng rạn đang nuôi cấy san hô, các loại rác thải nhựa sẽ được phát hiện, thu gom triệt để. 
Sau mỗi đợt dọn vệ sinh, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm thực hiện thống kê, đánh giá tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững hệ sinh thái dưới nước. Theo phương pháp mới này, lượng rác nhựa thu được giảm theo từng đợt. Cụ thể, trong đợt dọn vệ sinh đáy biển vừa qua, lượng rác thải thu được chỉ 4,5 kg, chưa bằng một nửa so với đợt dọn trước. Điều này cho thấy môi trường biển ngày càng trong lành hơn, sạch hơn.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm có hơn 300 loài san hô, thuộc 40 giống và 17 họ, được đánh giá là một trong những vùng biển có hệ sinh thái đa dạng và phong phú bậc nhất ở Việt Nam. Cùng với hoạt động bảo tồn rạn san hô, hệ sinh thái dưới đáy biển Cù Lao Chàm, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên tổ chức hoạt động khác nhau để nâng cao nhận thức người dân và du khách.
Tuy nhiên, việc giám sát hoạt động trên bờ thuận lợi, giám sát rác thải nhựa dưới đáy biển khó khăn hơn nhiều. Giám sát môi trường đáy biển luôn là thách thức với công tác bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái dưới nước. Do đó, việc áp dụng phương pháp bảo vệ hệ sinh thái dưới nước, đa dạng sinh học bằng phương pháp giám sát rác thải nhựa trên hệ sinh thái biển được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới trong công tác bảo tồn hệ sinh thái biển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. 
Với nhiều nỗ lực trong bảo vệ hệ sinh thái dưới nước, đa dạng sinh học, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển vùng biển Cù Lao Chàm đã phát triển khá tốt, nguồn lợi thủy sản theo đó cũng tăng lên. 
Kết quả này đang góp phần tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, góp phần phát triển du lịch biển đảo, hướng đến mục tiêu xa hơn là bảo tồn và phát huy bền vững hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm trong chuỗi sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch xanh.
MINH HUỆ
 

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.