Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng: Sân chơi nghiệp vụ bổ ích

Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) chủ trì tổ chức ngày càng thu hút đông đảo nhà báo, nhiếp ảnh gia từ mọi miền đất nước tham gia và trở thành một giải ảnh báo chí rất có uy tín trong giới các nhà báo nói riêng, trong giới nhiếp ảnh Việt Nam nói chung.

 
 Tác phẩm “Mùa xuân của mẹ” của tác giả Hoàng Thị Bích Hiệp, dự thi Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05.
Tác phẩm “Mùa xuân của mẹ” của tác giả Hoàng Thị Bích Hiệp, dự thi Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05.


Tăng về lượng và chất

Kể từ mùa giải “Khảnh Khắc Vàng” đầu tiên năm 2008 đến nay đã 10 năm, Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng, do TTXVN đứng ra chủ trì tổ chức đang ngày càng trở thành một giải ảnh báo chí rất có uy tín trong giới các nhà báo nói riêng và trong giới nhiếp ảnh Việt Nam nói chung.

Qua 4 lần tổ chức, số lượng các nhà báo, nhà nhiếp ảnh tham dự Giải ảnh Khoảnh Khắc Vàng ngày càng đông. Số lượng các tác phẩm gửi đến dự giải cũng tăng dần theo từng năm. Mùa giải đầu tiên năm 2008, BTC nhận được khoảng 3.000 tác phẩm ảnh của hơn 500 tác giả. Đến mùa giải thứ 4 năm 2016, BTC nhận được 6.300 tác phẩm của 624 tác giả, ở 63 tỉnh/thành phố trong cả nước gửi về tham dự.

Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các tác phẩm ảnh gửi tham gia dự thi cũng ngày càng tốt hơn. Ở tất cả các hạng mục tham gia dự thi, các tác phẩm của các tác giả đã phản ánh sinh động các sự kiện nóng, những vấn đề lớn thuộc tất cả các lĩnh vực trong cả nước, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… cùng những sự kiện thời sự của đất nước trên khắp mọi nẻo đường. Trong số đó, có nhiều tác phẩm đã thể hiện độc đáo, có sự lan tỏa, lay động dư luận, cho thấy góc nhìn riêng, rất mới của tác giả.


 

Một bức ảnh trong bộ ảnh
Một bức ảnh trong bộ ảnh "Kỳ tích U23 - tự hào Việt Nam" của tác giả Tuấn Mark, dự thi Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05.


Với mong muốn tiếp tục nâng cao vị thế, tạo dựng nên một sân chơi lớn, xứng tầm quốc gia với giới nhiếp ảnh cả nước nói chung, và nhiếp ảnh báo chí nói riêng, năm 2018, TTXVN tiếp tục tổ chức mùa Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05 - một sân chơi rộng mở và sáng tạo để các phóng viên ảnh, các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên tham dự.

Ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05 cho biết, Giải ảnh năm 2018 có một số điểm mới so với 4 Giải ảnh Khoảnh Khắc Vàng lần trước. Cụ thể, bên cạnh “Giải thưởng lớn”, “Giải thưởng cho ảnh bộ”, “Giải thưởng cho ảnh đơn”, Ban tổ chức còn đưa thêm hạng mục “Giải thưởng cho thể loại ảnh chụp bằng điện thoại di động” vào trong thể lệ cuộc thi.

Điểm mới thứ 2 của Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05, là Ban tổ chức chỉ nhận các tác phẩm dự thi bằng file, tức là các tác giả tham gia dự thi gửi trực tiếp ảnh lên trang web: www.khoanhkhacvang.vnanet.vn hoặc gửi qua email: khoanhkhacvang05@gmail.com của giải, mà không chấp nhận ảnh in ra như ở những giải trước. Việc chấm thi cũng được các giám khảo thực hiện chấm online theo công nghệ mới, mà không tổ chức chấm tập trung như những năm trước.

Cũng theo ông Nguyễn Thắng, sau 3 tháng phát động (từ ngày 6/9/2018), đến nay Giải ảnh báo chí “Khoảnh Khắc Vàng” 05 đã nhận được hơn 3.000 ảnh tham gia dự thi.


 

Một tác phẩm ảnh trong bộ ảnh
Một tác phẩm ảnh trong bộ ảnh "Gian nan đi tìm con chữ" của tác giả Trịnh Xuân Tư, dự thi Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05.



Sân chơi nghiệp vụ bổ ích, đa dạng

Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đánh giá, Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng do TTXVN tổ chức là hoạt động bổ ích, mở ra một sân chơi nghiệp vụ đa dạng cho mọi người, mọi thành phần tham gia. Điều đó thể hiện rõ ngay trong các hạng mục giải thưởng, gồm có giải cho ảnh đơn, giải cho ảnh bộ.

Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị số như hiện nay, việc Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng 05 mở ra hạng mục “Giải thưởng cho thể loại ảnh chụp bằng điện thoại di động” là điểm mới và rất đáng khuyến khích. Bởi lẽ, cách làm báo hiện nay là xã hội làm báo, việc các tờ báo huy động các thông tin ảnh từ nhiều tác giả, nhiều độc giả và từ chính nhân dân, sẽ mang lại hiệu quả rất cao về mặt thông tin, đáp ứng yêu cầu của công chúng, của nhân dân về mặt thông tin, và đây là cách làm phù hợp với thời đại 4.0 hiện nay.

Theo ông Vũ Quốc Khánh, trước đây, ảnh báo chí ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhưng những năm gần đây, ảnh báo chí đã và đang trở thành một trong những nội dung quan trọng của nhiều tờ báo, nhiều kênh thông tin, được lãnh đạo các tờ báo quan tâm, bởi đó là một kênh thông tin vừa có tính thuyết phục, vừa có tính khách quan, và bắt mắt ngay với bạn đọc. Các cuộc thi, trong đó có Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng của TTXVN là một cơ sở, là cách tạo điều kiện để ảnh báo chí tốt hơn.Thông qua việc tham gia cuộc thi, qua việc tổ chức triển lãm, trao giải thưởng… mọi người nhận thức tốt hơn cách làm ảnh báo chí sao cho phù hợp nhất.

“Mỗi một cuộc thi, một giải ảnh báo chí sẽ là một viên gạch để xây dựng nên nền báo chí Việt Nam, càng ngày càng làm cho ảnh báo chí Việt Nam tiến bộ hơn, hay hơn, đúng với nguyên tắc của ảnh báo chí hơn. Chính vì vậy, những cuộc thi, những giải ảnh báo chí như Khoảnh Khắc Vàng là một phần của hoạt động ảnh báo chí nước nhà, nó tham gia góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng ảnh báo chí Việt Nam”, ông Vũ Quốc Khánh khẳng định.

Lan Lộc (baotintuc)

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

(GLO)- “Gặp gỡ Tây Nguyên” là chương trình do quán Chiêu Văn tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) trong 2 ngày 4 và 5-3. Điểm nhấn của chương trình là trao giải cuộc thi viết tản văn về chủ đề Tây Nguyên. Tại đây, gần 40 tác giả đến từ các tỉnh, thành trong cả nước có dịp giao lưu, học hỏi, hiểu thêm về đất và người nơi cao nguyên đầy nắng gió này.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Ban Bí thư vừa ban hành Quy định số 101/QĐ-TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký (28/2/2023), thay thế Quyết định số 75/2007 ban hành ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư.
Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

(GLO)- Bài thơ "Quà tặng" của tác giả Lê Đình Trọng mang một tình yêu bình dị, chân chất của chàng trai trao tặng cho người thương. Món quà không rực rỡ bởi hoa cúc, hoa hồng mà gần gụi, thân thương với dòng sông quê hương, dáng mẹ tảo tần, những bài thơ ươm nắng...

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.
Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

(GLO)- Tuần trước, tôi ra Sân bay Nội Bài để về Gia Lai. Tới giờ ra cửa, đứng dậy thì thấy ở ghế phía sau trong phòng chờ là chị Phạm Thị Hà-vợ chú Sanh, thủ trưởng cũ của tôi và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng-tác giả 2 bài thơ “Bình dị” và “Lời tượng nhà mồ” nổi tiếng. Chị Hà bảo: “Chị nhắn tin cho em mà chưa thấy trả lời, là chị Hồng rất muốn vào Gia Lai thăm lại nơi mấy chục năm trước chị tới”.
Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

(GLO)- Thượng tá Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Báo An ninh thế giới. Anh viết cả văn và thơ. Thơ anh tựa như những sợi mây trắng vu vơ giữa ngằn ngặt trời xanh nhưng lại rất có chủ ý, tứ rất rõ. Những gì mà văn xuôi không chuyển tải được, anh trút vào thơ, thứ thơ tinh cất nhưng lại vô cùng dung dị, giữa thị thành mà cứ nao nao chốn quê: “Neo quê còn mỗi mẹ già/Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền”. Nhưng ba miền ấy là ba miền bi tráng, ba miền lịch sử.