Giấc mộng trưa hè

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Giữa trưa, Huỳnh “cá” lim dim mắt ngắm con cá mú bông nặng 30kg mới khui ra từ thùng xốp và mỉm cười nghĩ: Thằng Bảy chơi được, hứa câu được cá là “síp” (ship) liền cho đàn anh, hứa là làm, không phải chỉ hứa trên bàn nhậu.

 

 

Mà con cá tươi thiệt, tươi như con vợ hôm cưới, mắt sáng long lanh, mang đỏ, thịt thì chắc như thịt đùi của thằng Nhân “thơ” vẫn hay tập fitness. Nó gọi lớn: “Vợ ơi, đưa hai thằng đi học, đến giờ rồi”, nhưng không thấy ai thưa. Nó “à” sực nhớ cả tuần nay cách ly xã hội, con thì nghỉ từ tết đến giờ, học hành đều qua online.

Huỳnh lấy con dao phay bén, mua từ bà con người Mông ở Sa Pa, cẩn thận cạo vẩy, lấy ra bộ lòng, chia con cá thành 3 phần đầu, thân, đuôi, mỗi phần có công dụng riêng, giá bán cũng riêng. Nó lấy điện thoại, vừa quay hình vừa mời chào trên Facebook: Con cá mú bông này nặng 30kg. Bà con nhìn nè, có tươi tắn không, câu được ở Tuy Phong là đưa về liền. Cá mú ngon từ bộ lòng đến da. Đừng ướp gì cả. Bạn cứ đem miếng cá lên lò lửa than, nướng từ từ đến khi cá chín. Gắp miếng cá chấm vào nước mắm đâm trái ớt xiêm, bạn sẽ biết vị thơm của cá là gì!

Rồi nó ngả người trên cái võng, thi thoảng trả lời “cụ tỷ” giá bán cho khách mua: bộ lòng cá 288.000 đồng/kg, thịt cá cắt lát 418.000 đồng/kg, khúc đặc 468.000 đồng/kg, đuôi 438.000 đồng/kg. Được một lát thì con cá cũng tỏa đi hết các quận, huyện. Mùa dịch, Huỳnh “cá” vẫn giữ nguyên giá bán, cũng muốn giữ khách quen và cũng vì thương người “một miếng cá khi đói”. Bản thân nó cũng đâu khá hơn ông lão chạy Grab nhà kế bên. Tiền nhà mướn đã 30 triệu đồng/tháng, chủ nhà chỉ bớt 500.000 đồng “vì thông cảm dịch”, tiền nuôi 2 đứa con đủ loại phí học thêm. Khổ nhất là nguồn cá, vì cá nó mua là cá tự nhiên, phải mua từ miền Trung và Campuchia; Campuchia thì đã đóng cửa biên giới, từ miền Trung giờ chỉ có xe chở hàng chạy và vì vậy chủ xe phải xếp đủ hàng mới đi, con cá mú này cũng mất 3 ngày mới tới chỗ nó. “Chắc chết mất!”, nó rầu rĩ và thiếp đi…

... Nó ngồi trên ghế đá ở Công viên Lê Văn Tám. Một mình. Lá rụng lả tả. Tình hình là rất tình hình. Chiều qua, ngân hàng gửi giấy đòi nợ đã quá hạn trả 2 tháng với hàng chữ cuối dọa sẽ đưa ra tòa. Các bạn hàng cung cấp cá từ thằng Bảy ở Tuy Phong đến thằng Vông Vi Chít ở chợ cá Phnom Penh (Campuchia) cũng hứa hẹn cắt nguồn cung nếu không trả xong 2 tấn cá “tạm ứng”. Vợ thì nhờ người thiến con chó đực nó rất cưng chỉ vì không đưa tiền đi spa làm đẹp. Khổ thân con chó, sau đó nhìn các bạn gái chó với thái độ dửng dưng, lãnh đạm, giống như nó ở thì hiện tại. Nó hai tay ôm đầu nghĩ lối thoát, nhưng đầu óc lùng bùng nghĩ không ra. Bỗng trước mặt nó xuất hiện một ông cụ ăn vận khá bảnh, cổ thắt cà vạt, tay cầm ba-toong, hệt các cụ thời xưa vốn chỉ tồn tại trong các bộ phim đen trắng.

- Qua thấy cậu có gì tâm tư, phiền não - ông cụ nói.

- Nếu không phiền cậu có thể chia sẻ với qua được không?

Thế là nó chia sẻ hết các vấn đề của mình. Dù gì trên trái đất cũng còn một người quan tâm đến nó. Nó kể lại chuyện ngân hàng không cho vay tiền tiếp, chuyện bạn hàng không đưa hàng bán tiếp và cả chuyện con chó bị thiến vì thiếu tiền đưa vợ… Ông già ngồi nghe, không ngắt lời, rồi sau đó điềm tĩnh nói:

- Qua nghĩ, qua có thể giúp cậu. Qua có cô em gái là chủ của nhãn hàng Dior tại Việt Nam.

Ông hỏi họ tên, rút trong túi ra tờ giấy, hí hoáy viết vài chữ và dúi vào tay khổ chủ đang há hốc mồm kinh ngạc.
- Hãy đi lấy món tiền này. Gặp lại nhau sau một năm nữa và cậu có thể trả lại qua.

Nói rồi ông bước đi. Nhanh như lúc xuất hiện. Huỳnh “cá” liếc nhìn tờ giấy và đọc thấy hàng chữ viết tay khá rõ, chữ nào cũng to như quả trứng ngỗng: Em gái Trần Thị Phương, địa chỉ… Em đưa cho người này số tiền 2 tỷ đồng. Ký tên: Anh Trần Hoàng Nhân. Huỳnh rời đi với suy nghĩ: “Mình có thể kết thúc mọi chuyện trong một nốt nhạc”, nhưng về đến nhà, không hiểu sao hắn cất tờ giấy vào két sắt. Hắn chỉ nghĩ người khác sống được thì mình cũng sống được, không nên ỷ vào cái gọi là “hỗ trợ” mà nhiều thằng giàu nứt đố đổ vách vẫn lạm dụng. Hắn lao vào công việc, thuê thêm người làm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, nhập cả cá nước mặn lẫn cá nước ngọt. Chỉ vài tháng sau, Huỳnh “cá” trả hết nợ vay và sau đó tiền bắt đầu chảy về như cá mùa lũ…

Đúng hẹn, một năm sau, hắn có mặt ở ghế đá công viên. Ông lão cũng tới ngồi bên. Huỳnh định đưa trả lại tờ giấy năm ngoái thì bỗng nghe tiếng một cụ bà: “Cuối cùng tôi cũng bắt được ông rồi nha nha. Ông về ăn cơm ngay và luôn!”. Rồi bà quay sang Huỳnh nói nhỏ: “Cậu thông cảm, ông nhà tôi là nhà thơ, cứ mỗi lần có cảm hứng là lại chạy biến ra công viên, quên ăn, quên uống thuốc”.

Huỳnh ngồi đờ người. Và giật mình tỉnh giấc. Vẫn đang là mùa dịch. Vẫn đang phải giãn cách xã hội. Và hắn bỗng nhoẻn cười: Tiền không phải là tất cả. Cái chính là sự tự tin, là khát vọng đi đến cùng công việc mình yêu thích.

Nhìn ra ngoài hè phố, con chó vẫn vậy, vẫn đắm đuối nhìn nàng chó hàng xóm õng ẹo đi qua. Và lại tiếng vợ cất lên từ trên lầu: “Ông ơi, lên ăn cơm, bữa nay có canh chua đầu cá mú nha nha”.

 

Theo THU NGÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.