Gia Lai: Ưu tiên xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người tiếp xúc gần hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vài ngày gần đây, nhiều người trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhu cầu được lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 do đi từ vùng có dịch về. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Hà Nam- Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai.
*P.V: Hiện nay, nhiều người dân Gia Lai từ vùng dịch về có nguyện vọng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Về vấn đề này, ngành Y tế có hướng dẫn cụ thể như thế nào, thưa ông?
Ông Đinh Hà Nam. Ảnh: Như Nguyện
Ông Đinh Hà Nam. Ảnh: Như Nguyện
- Ông ĐINH HÀ NAM: Đối với người dân có nhu cầu xét nghiệm khi từ vùng dịch về là một nhu cầu hết sức chính đáng, thiết thực. Chúng tôi ước tính số lượng người dân từ Đà Nẵng về Gia Lai trung bình 1 ngày ít nhất từ 350 đến 400 người. Hiện khả năng xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh thì máy chạy 24/24 giờ cũng chỉ cho kết quả khoảng 250 mẫu; mẫu lấy chỉ lưu được trong 48 tiếng đồng hồ. Vì vậy, chúng tôi phải tính toán ưu tiên trường hợp nào xét nghiệm trước, trường hợp nào xét nghiệm sau.
Về xét nghiệm dịch vụ thì trên địa bàn tỉnh chưa có, trên toàn quốc cũng chưa có. Trong phòng-chống dịch Covid-19, chúng tôi thực hiện phương châm truy vết, sàng lọc, cách ly, xét nghiệm và điều trị. Do đó, người dân hết sức yên tâm, không quá lo lắng, hoang mang. Chúng tôi sẽ sàng lọc, những người được ưu tiên xét nghiệm trước là người có tiếp xúc gần với ca dương tính, những người đi về quanh khu vực ca dương tính sinh sống, những khu vực ca dương tính qua lại. Cơ sở y tế triển khai khám sàng lọc đưa vào cách ly tập trung những trường hợp này để chúng tôi triển khai lực lượng xuống lấy mẫu ngay. 
*P.V: Thưa ông, công tác lấy mẫu xét nghiệm được tăng cường ra sao để kịp thời phát hiện, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng?
- Ông ĐINH HÀ NAM: Chúng tôi đã chuẩn bị 3 xe cơ động để triển khai lấy mẫu. Tường hợp nào cấp tốc, chúng tôi phải giải quyết cấp tốc, cố gắng làm sao để xét nghiệm tầm soát tốt. Những người đã được sàng lọc cách ly nếu có triệu chứng thì lập tức đưa vào cơ sở y tế, nếu có yếu tố nguy cơ thì đưa vào các khu cách ly tập trung.
Đối với các trường hợp đi về từ vùng dịch mà chưa đến mức nguy cơ cao như 2 đối tượng trên thì cho cách ly, theo dõi tại nhà. Việc cách ly tại nhà thì địa phương phải ra quyết định và cử cán bộ y tế theo dõi sức khỏe họ 2 lần/ngày; đối tượng cách ly tại nhà cam kết với chính quyền địa phương chấp hành thực hiện nghiêm túc theo quy định.
*P.V: Xin cảm ơn ông!
                                                                           NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.