Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tuần này tiếp tục neo ở mức cao nhất hơn 2 năm qua. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo nửa cuối năm nay có thể giảm tốc do nguồn cung trong nước cạn và doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn.

Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 500-510 USD/tấn và không đổi so với tuần trước.

Đây cũng là mức giá gạo cao kỷ lục so với đỉnh điểm hồi tháng 12-2022. Cụ thể, vào tháng 12-2022, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào ở mức 440-445 USD/tấn nhưng vẫn được xem là giá cao nhất kể từ tháng 11-2021 đến tháng 12-2022.

Nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân 2022-2023. (Ảnh: TTXVN)

Nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân 2022-2023. (Ảnh: TTXVN)

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường cũng tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm nay như Đài Loan (Trung Quốc) tăng 142,3%, Senegal tăng 1.147%, Chile tăng 4.120%.... Một thương nhân xuất khẩu gạo tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhu cầu đối với gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn ở mức mạnh.

Hiện tại giá gạo đồ 5% tấm của nước xuất khẩu hàng đầu là Ấn Độ được chào bán ở mức 412-420 USD/tấn, dù giá gạo nước này đã tăng so với mức 409-416 USD/tấn vào tuần trước. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan không đổi so với tuần trước, giao dịch ở mức 515 USD/tấn. Theo một thương nhân có trụ sở tại Bangkok, giá gạo của Thái Lan duy trì ở mức cao nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ Indonesia, Philippines, Malaysia và một số quốc gia châu Phi do lo ngại hạn hán khiến nhu cầu dự trữ tăng lên.

Diễn biến khối lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam kể từ đầu năm 2022 đến tháng 5-2023.

Diễn biến khối lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam kể từ đầu năm 2022 đến tháng 5-2023.

Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm-Chủ tịch Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá thu mua lúa gạo trong nước hiện nay ở mức cao, mức chào bán giá gạo vụ Hè-Thu đã cao hơn Đông-Xuân và dự kiến tiếp tục tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại gặp khó khăn do đã ký hợp đồng bán hàng trước đó, giá gạo vào lại tăng lên, nguồn cung gạo không còn nhiều, trong khi đó doanh nghiệp còn khó khăn về vốn, phải có nguồn tiền mới thì mới mua được lúa từ người dân.

Đồng thời, một số chuyên gia nhận định triển vọng xuất khẩu gạo nửa cuối năm nay đối mặt rủi ro chậm lại do hàng tồn kho gối đầu từ năm ngoái đã hết, nguồn cung gạo từ vụ Đông-Xuân vừa qua cũng đã cạn, nguồn cung thời gian tới có thể thấp hơn kỳ vọng do tác động của El Nino và xâm nhập mặn.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.