Ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19 kèm theo nhiều bệnh lý nền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 14/6, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo có thêm 2 ca tử vong là hai bệnh nhân nữ, có bệnh lý nền nặng liên quan đến COVID-19.

(Ảnh minh họa: TTXVN)
(Ảnh minh họa: TTXVN)

Chiều 14/6, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo có thêm 2 ca tử vong số 60 và 61 là hai bệnh nhân nữ, có bệnh lý nền nặng liên quan đến COVID-19.

Ca tử vong thứ 60: BN8512, 87 tuổi, có địa chỉ tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là mẹ của BN8231.

Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim nhiều năm, nhồi máu cơ tim năm 2017, Parkinson. Bệnh nhân già yếu không tự sinh hoạt cá nhân được mà cần BN8231 chăm sóc hàng ngày.

Ngày 4/6, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh). Tuy nhiên tình trạng bệnh tiến triển xấu dần, suy hô hấp tăng dần nên bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 7/6.

Bệnh nhân khi vào viện được chẩn đoán: Viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, suy tim tăng huyết áp, Parkinson. Bệnh nhân được can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu và điều trị hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện.

Do tình trạng nhiễm trùng tiến triển nhanh trên nền bệnh nhân già yếu, nhiều bệnh lý nền nặng, đáp ứng điều trị rất kém nên bệnh nhân đã tử vong ngày 13/6/2021.

Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, Parkinson.

Ca tử vong thứ 61: BN4731, 60 tuổi, có địa chỉ tại Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh nhân với tiền sử: U Lympho Non-Hodgkin phát hiện vào tháng 11/2019, đã hóa trị ổn định. Bệnh nhân được chẩn đoán u Lympho tái phát vào tháng 4/2021 và được điều trị hóa trị liệu tại khoa Nội 7 (Bệnh viện K) cơ sở Tân Triều.

Ngày 19/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân được theo dõi sát và điều trị can thiệp sớm bằng thuốc chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, tình trạng tổn thương phổi tiến triển xấu dần, bệnh nhân phải can thiệp đặt ống nội khí quản ngày 31/5.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức: Thở máy, truyền dịch, thuốc vận mạch nâng huyết áp, phối hợp kháng sinh phổ rộng và thuốc kháng nấm, điều chỉnh rối loạn đông máu, chăm sóc toàn diện. Tình trạng bệnh nhân không đáp ứng điều trị, tổn thương phổi không cải thiện, kết quả cấy dịch phế quản ra nấm Aspergillus. Bệnh nhân tử vong ngày 13/6/2021.

Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do SARS-CoV-2, nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn trên bệnh nhân u Lympho Non-Hodgkin.

Theo T.G (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).