(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
(GLO)- Đến với Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, du khách được thỏa thích trải nghiệm văn hóa ẩm thực bản địa với đa dạng các món ăn như: gà nướng, cơm lam, thịt nướng xiên, heo quay...
Hàng ngàn du khách vô cùng thích thú khi được thưởng thức miễn phí các món ăn đặc trưng của thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum tại Hội thi ẩm thực Chợ phiên.
Nằm ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, với khí hậu quanh năm mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ, Măng Đen được mệnh danh là 'Đà Lạt thứ hai' của Tây Nguyên, vùng đất 'bảy hồ, ba thác.'
Thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) khí hậu mát mẻ được ví là “Đà Lạt thứ 2“ của đại ngàn Tây Nguyên những ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ ngơi.
(GLO)- Gà nướng, cơm lam là món ăn dân dã thường ngày của người Jrai song mang phong vị của núi rừng dần trở thành nét ẩm thực không thể thiếu khi nhắc đến phố núi Pleiku.
(GLO)- Nhiều người từng ghé đến Pleiku hoặc sống ở đây đều nói với tôi rằng, đi đâu thì đi, ăn gì thì ăn nhưng với họ, thức món của Pleiku là ngon nhất. Riêng tôi, dù chưa được đi nhiều nơi nhưng mỗi lần đi xa lại nhớ Pleiku cồn cào và thức ăn ở đâu cũng không sánh được với Phố núi thân thương.
(GLO)- Ăn những gì tinh túy nhất trong ẩm thực bản địa, trong không gian đậm chất Tây Nguyên là cách mà các nhà hàng kinh doanh ẩm thực truyền thống ở Phố núi đã làm để mang đến cho thực khách những trải nghiệm thú vị, chứ không đơn thuần chỉ là chuyện ăn.
(GLO)- Năm 1979, trong liên hoan văn hóa cồng chiêng Gia Lai-Kon Tum, tôi gặp Ksor Hnao lần đầu tiên. Phong độ vô cùng trẻ trung với vẻ đẹp đầy nam tính của người đàn ông Tây Nguyên: Vai rộng, mặt như nét khắc trên những bức tượng gỗ và nụ cười cởi mở.