E ấp nụ tầm xuân ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hoa tầm xuân mỏng manh nhưng lại có sức hút mãnh liệt bởi sắc màu tươi sáng cùng những cành hoa chi chít nụ mang ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc đã khiến nhiều người dân phố núi Pleiku “phải lòng” trong mỗi dịp Tết.

Như mọi năm, cửa hàng hoa tươi Lưu Ly (226B Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) của chị Nguyễn Thị Phụng luôn là địa điểm cung ứng hoa tầm xuân cho khách hàng Phố núi. Chị Phụng cho rằng, loại hoa này không nở rực rỡ, không tỏa hương như: lan, ly, hồng, cúc… nhưng nó vẫn có sức hút một lượng khách riêng vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nụ tầm xuân là loài hoa của mùa xuân, đại diện cho sự may mắn, an khang thịnh vượng. Những nụ hoa bé nhỏ còn có ý nghĩa sinh chồi, nảy lộc sẽ mang đến gia đình một năm mới tràn đầy may mắn, phát lộc phát tài”-chị Phụng cho biết.

Chị Nguyễn Thị Phụng-Chủ cửa hàng hoa tươi Lưu Ly cắm hoa tầm xuân cho khách. Ảnh: Mai Ka
Chị Nguyễn Thị Phụng-Chủ cửa hàng hoa tươi Lưu Ly cắm hoa tầm xuân cho khách. Ảnh: Mai Ka

Dịp tết Nguyên đán năm nay, chị Phụng nhập về 3.000 cành tầm xuân để bán sỉ, lẻ. Nụ tầm xuân có giá khoảng từ 8.000-12.000 đồng/cành, với đủ các màu sắc như: xanh, vàng, đỏ, tím... Lượng khách ưa chuộng loại hoa này chủ yếu là người miền Bắc. Họ chuộng vẻ đẹp rất riêng với những nụ hoa nho nhỏ, xinh xắn, bắt mắt và đầy sức sống. Thường thì người mua sẽ chọn một bó khoảng 10 cành trở lên để về cắm một bình hoa xuân trưng bày trong những ngày Tết.

Cửa hàng hoa tươi Hướng Dương (132 Trường Sơn, TP. Pleiku) cũng là một trong những điểm bán tầm xuân rất “chạy” hàng trong những ngày Tết. “Thường thì tôi nhập tầm xuân về bán trước Tết khoảng 15 ngày. Những ngày Tết, tôi vẫn mở cửa phục vụ khách hàng. Vốn dĩ nụ tầm xuân nguyên bản có màu trắng pha xám. Sau đó, được nhuộm thành các màu sắc khác nhau để tạo sự tươi mới, đa dạng trong ngày Tết. Năm nay, khách hàng không còn mua cành về tự cắm mà đặt cho cửa hàng cắm thành những chậu hay lẵng lớn. Chúng tôi đã kết hợp nghệ thuật cắm hoa và đính thêm những phụ kiện như: bao lì xì, câu đối,... theo yêu cầu của khách. Mỗi bình hoa cắm sẵn có giá giao động phổ biến từ 350.000 đồng cho đến khoảng 2 triệu đồng, tùy theo kiểu dáng, kích cỡ”-chị Lê Thị Ngọc Anh (chủ cửa hàng) cho hay.

Với ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc, hoa tầm xuân đã khiến nhiều người “phải lòng” trong mỗi dịp Tết. Ảnh: Mai Ka

Với ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc, hoa tầm xuân đã khiến nhiều người “phải lòng” trong mỗi dịp Tết. Ảnh: Mai Ka

Những nụ tầm xuân nhỏ bé, mềm mại, vươn mình thẳng tắp khoe sắc với tiết trời mùa xuân. Với nhiều gia đình, Tết đến xuân về trong nhà không thể thiếu những bình hoa tầm xuân để rước tài lộc, may mắn. Là người gốc Hà Nội, anh Võ Nhật Linh (phường Trà Bá, TP. Pleiku) rất yêu thích loài hoa này. Gần 20 năm sinh sống tại Pleiku, Tết năm nào trong nhà anh cũng không thể thiếu những cành tầm xuân. Ngoài mai, đào, quất… thì tầm xuân luôn được gia đình anh lựa chọn trang trí ở nơi cao và thoáng đãng trong nhà. Anh Linh chia sẻ: “Tầm xuân tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Bởi vậy, năm nào, gia đình tôi cũng đều chưng tầm xuân trong dịp Tết”.

Với nhiều người, dịp Tết đến, xuân về trong nhà không thể thiếu những bình hoa tầm xuân để rước tài lộc, may mắn. Ảnh Mai Ka

Với nhiều người, dịp Tết đến, xuân về trong nhà không thể thiếu những bình hoa tầm xuân để rước tài lộc, may mắn. Ảnh Mai Ka

Năm nào cũng lặn lội từ huyện Chư Pưh lên TP. Pleiku để tìm mua tầm xuân về trang trí trong ngày Tết, chị Lữ Thiên Thanh (thị trấn Nhơn Hòa) hào hứng nói: “Vì loại hoa này ở huyện rất hiếm người nhập về bán nên tôi tranh thủ lên Pleiku tìm mua. Hoa tầm xuân rất lâu tàn nếu biết cách bảo quản. Năm nào tôi cũng chưng hoa tầm xuân đến ra Giêng”. Theo chị Thanh, để cắm được bình tầm xuân đẹp phải cắm theo kiểu phát lộc, dùng các lọ lục bình hoặc bình hoa lớn. Khi cắm vào bình, nụ tầm xuân sẽ đan xen, tỏa rộng và nhô cao ở giữa giống như vầng hào quang xung quanh các vị Phật. Ngoài ra, kết nụ hoa tầm xuân thành những giỏ hoa cũng là một cách sáng tạo để giúp cho không gian gia đình thêm sinh động, rực rỡ trong những ngày Tết.

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.