Đường xuân ngoại ô thân thuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi con anh Năm thay lá cờ cũ rồi cắm lá cờ Tổ quốc mới mua đỏ tươi sao vàng năm cánh trước cổng nhà, tôi cứ nghĩ mình quên, mới hỏi: "Ủa, đã treo cờ mừng tết rồi hả anh". Đáp lời tôi, anh Năm nhẹ nhàng cười: "Treo sớm hơn chút để chơi tết lâu hơn. Nhiều nhà cũng treo cờ rồi mà. Cháu ở xa về, cha con vừa đi mua chậu cúc, nhân tiện bảo con treo cờ luôn. Tết có thêm màu sắc, nhà mới sơn, cây cảnh, hoa cúc hoa mai mới mua, treo cờ xong nhìn một lượt thấy nhà cửa khang trang, đẹp hơn ngày thường, già như tôi cũng phấn chấn trong lòng". 
Một người làm công nhân xưởng gỗ, quanh năm bận bịu đi sớm về muộn, lời anh hàng xóm khiến tôi suy nghĩ xa xôi cảm nhận quanh mình. Nhà anh Năm con cái vất vả làm ăn nhưng được cái chăm chỉ, siêng năng, chịu khó. Cháu đang lúi húi giúp cha cả năm làm ăn xa trên cửa khẩu, tết mới thấy về.
Ngoại ô mát mẻ, yên bình. Ảnh: Thất Sơn
Ngoại ô mát mẻ, yên bình. Ảnh: Thất Sơn
Có gì khác lạ, bao nhiêu đời rồi, bao nhiêu năm rồi, sum vầy gia đình, chăm chút thay màu áo mới cửa nhà đón xuân, ai chẳng chú tâm? Không chỉ có nhà anh Năm, nhà bác Bốn cuối đường hai hàng chè tiên đã được dày công cắt xén đều tăm tắp, đẹp ngỡ ngàng. Nhà dì Ngọc thì cánh cổng ố vàng đã sơn mới lại màu đồng thau bắt mắt. Vườn cà phê anh Minh cỏ dại không còn um tùm...Không chỉ trong khuôn viên gia đình, cây bụi, rác thải, cỏ dại ven đường cũng được bà con dành thời gian phát dọn, vệ sinh sạch sẽ. Và khi nhiều lá cờ Tổ quốc đỏ tươi trước mỗi cổng nhà, ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước hội tụ đủ đầy, đẹp đẽ hơn bao giờ hết; đầu đường cuối phố cảnh vật tươi tắn, mới mẻ, dù tiết trời đang là mùa khô.
Xóm lao động ngoại ô tôi đang cư trú đa phần chưa thể gọi là dư dả, nhà lầu rất ít, đường sá nhỏ hẹp, hư hỏng. Năm nay, thời tiết bất lợi, nông sản, cà phê, hồ tiêu, rau củ gì cũng đều mất giá, nông dân ăn Tết kém vui. Ngoại ô thành phố nhưng xóm tôi vẫn còn nhà nuôi bò, trồng cỏ; còn nhà làm ruộng, ngày mùa máy cày xành xạch đống rơm ú ụ chất cao sớm tối len lỏi đi về; còn những vườn cà phê xanh mướt, mùa hoa ngào ngạt hương bay; còn nhiều người ve chai khắp hang cùng ngõ hẻm đổi chác, mua bán, nhặt nhạnh kiếm sống qua ngày. Về đây trú ngụ, tôi ngạc nhiên khi thấy chiều chiều, chú Bảy làm thợ nề, chị Bốn ve chai, anh Sáu làm xưởng gỗ và nhiều người nữa, trẻ già có cả, đều "kiếm" một vài con số ( số đề, số kiến thiết). Nhưng chẳng ai đề đóm sát phạt đến mức "bán vợ đợ con", cầm nhà, cầm đất mà chơi. Mấy chục năm, tôi từ lấy làm khó hiểu đến chấp nhận rằng, mơ ước không hại ai, còn mơ ước thì còn động lực để sống, để tin tưởng và vươn lên. 
Hai hàng dầu trắng thẳng tắp tỏa bóng mát rượi. Ảnh: Thất Sơn
Hai hàng dầu trắng thẳng tắp tỏa bóng mát rượi. Ảnh: Thất Sơn
Nhìn một dọc đường phố, đường xuân ngoại ô thân thuộc, không hiểu sao bỗng thấy lòng mềm ra, rất lạ. Vẫn hai hàng dầu trắng đấy nhưng mới đó mà đã khép tán, trùm che mát rượi người đi. Chính hai hàng cây này đã làm con đường ngoại ô đẹp giản dị nhưng thân thuộc vô cùng, bạn bè tôi cũng tỏ ra thích thú khi đến chơi nhà. Hôm họp tổ dân phố, anh Dương- Tổ trưởng thông tin, quý 1 này con đường này sẽ được khởi công nâng cấp, mở rộng. Mừng vì đường sá rộng rãi, khang trang hơn nhưng hai hàng dầu thì chẳng còn, tiếc là cảm giác có thật. 
Bồi hồi khi vèo một cái đã một năm trôi qua, gộp lại mấy chục năm trôi qua, mình cũng đã già, xung quanh biết bao đổi thay, biến chuyển. Lòng chợt buồn khi tết này, bác Chín lớn tuổi nhất xóm, móm mém cười hiền, đã không còn. Vẫn biết "sinh lão bệnh tử", già yếu phải về với ông bà tiên tổ là chuyện thường nhưng sao vẫn thấy nhớ, thấy buồn. Làm nhiệm vụ cúng tất niên xóm, cúng Thanh minh sau Tết, tới đây sẽ là anh Dự thay thế. Nhiều gia đình ăn nên làm ra, bình lặng, yên ổn nhưng cũng không ít gia cảnh đáng thương chật vật, già yếu, bệnh tật. Hưng góp vốn mở cơ sở làm đá tinh khiết chẳng bao lâu đã phải ngưng hoạt động, lỗ là cái chắc. Đùng một cái anh Nông bị tai biến, cả nhà hốt hoảng, may là anh bình phục đôi phần, sáng sáng vẫn cố gắng dặt dẹo cùng tôi thể dục. Nhỏ Hà sau thời gian chật vật cai rượu đã không còn bê tha hư hỏng, cam kết đoạn tuyệt với ma men...
Một góc đường ngoại ô Pleiku. Ảnh: Thất Sơn
Một góc đường ngoại ô Pleiku. Ảnh: Thất Sơn
Tôi ngẫm, hoàn cảnh, cơ chế, thời thế khiến con người ta không chỉ có vất vả làm lụng bon chen, mà đôi khi cả chụp giật, thủ đoạn, không là chính mình. Thành công thì chẳng nói nhưng thất bại, trượt ngã cũng nhãn tiền. Chỉ khi chẳng may sa cơ thất thế, đương đầu với nghịch cảnh, bệnh tật, già yếu, con người mới "vỡ" ra nhiều điều, mới "nhận chân" cốt lõi giá trị cuộc đời là gì. Sự "quay đầu" này có khi phải trả giá đắt, có khi là quá muộn, nhưng bao giờ nó cũng cần thiết. Nhà bác Thanh, anh Cử làm ăn phát đạt; anh Nông bị tai biến nhưng vẫn còn nhiều may mắn; nhỏ Hà quyết từ bỏ rượu chè...,tôi ngẫm ra, cuộc đời vốn sòng phẳng khắc nghiệt nhưng cũng rất bao dung ân tình. Ân tình với người  ân nghĩa, thiên lương, hành thiện...Mãi mãi ...Như cỏ cây, tạo vật muôn đời vẫn thế!  
Ngày xuân thân quen gần gũi mà cũng rất đỗi mới mẻ lạ lùng, ai cũng có thể cảm nhận và nhân lên ngời ngợi, mãnh liệt, rỡ ràng niềm tin về những điều tốt đẹp. Chân thành, mong muốn ước nguyện đẹp đẽ sớm thành hiện thực với gia đình và xóm giềng ngoại ô thân thuộc của tôi- xóm nhỏ yên bình, đầm ấm hơn trong mùa Xuân tới.  
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.