Đường 190 tỷ đồng ở Bình Định chưa làm xong đã đào lên làm lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tuyến đường giao thông từ hồ Định Bình đến trung tâm xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) có chiều dài gần 40km, tổng mức chi phí xây dựng 190 tỷ đồng. Mặc dù chưa bàn giao nhưng một số đoạn đường đã xuất hiện vết nứt khiến nhà thầu phải đục bỏ lớp bê tông cũ làm lại.

Theo tìm hiểu, tuyến đường thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM), do Ban Quản lý Dự án NN&PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư.

Tiến độ thực hiện xây lắp từ ngày 15/3/2023 đến 15/3/2025. Giá trị đã thực hiện đến nay, đạt khoảng 155 tỷ đồng.

Một bên đường bị đào lên để làm lại. Ảnh: Đ.X

Một bên đường bị đào lên để làm lại. Ảnh: Đ.X

Tuy nhiên, một số đoạn trên tuyến đường xuất hiện tình trạng bị nứt, nhà thầu đang phải đục lớp bê tông cũ để làm lại.

Ông Tô Tấn Thi - Giám đốc Ban Quản lý Dự án NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết: Mùa mưa cuối năm 2023, tuyến đường mới đổ bê tông một phía phần đường. Thời điểm đó, do hệ thống rãnh kết nối chưa được hoàn chỉnh, mưa kéo dài đã làm tắc hệ thống thoát nước (theo rãnh đất tự nhiên) gây ngập úng cục bộ.

Cùng với đó, một số xe tải nặng chở keo, tràm của người dân đi phía đường đất bị lầy, sau đó xe lách ép lên phía mặt đường láng bê tông rộng chỉ 2,75m gây nứt cục bộ tại một số vị trí.

Hiện trạng tuyến đường thời điểm thi công. Ảnh: Đ.X

Hiện trạng tuyến đường thời điểm thi công. Ảnh: Đ.X

Mặt đường một số vị trí được đào lên để đổ bê tông lại. Ảnh: Đ.X

Mặt đường một số vị trí được đào lên để đổ bê tông lại. Ảnh: Đ.X

Cả một đoạn đường dài đang được sửa chữa.

Theo ông Thi, thời điểm trên do mùa mưa nên chưa xử lý được. Ngoài ra do cần đổ bê tông dứt điểm phía đường bên này để đảm bảo lưu thông rồi mới cho cắt những chỗ hư hỏng phía bên kia lên để xử lý.

Tự bỏ tiền, đào lên để khắc phục

Ông Thi cho biết, hư hỏng một đoạn phạm vi khoảng hơn 2km thuộc địa phận xã Vĩnh Hảo, chủ yếu chân dốc. Đoạn này do liên danh Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành và Công ty TNHH Xây dựng Thủy Dương làm.

Theo tìm hiểu, dự án giao thông từ hồ Định Bình đến trung tâm xã Vĩnh Sơn được thực hiện bởi 3 nhà thầu chính. Trong đó, tại vị trí mặt đường mới làm đã hư hỏng, đào cắt thuộc phần việc của Công ty TNHH Xây dựng Thủy Dương thực hiện dài 4km. Công ty này là nhà thầu phụ tiếp nhận thi công đoạn đường thuộc gói thầu 17km do Công ty TNHH xây dựng Tấn Thành trúng thầu.

"Trách nhiệm này là của nhà thầu, dự án chưa được nghiệm thu, do vậy nhà thầu nào chưa đảm bảo thì phải tự bỏ tiền, đào lên để khắc phục", ông Thi nói đồng thời cho biết đã yêu cầu tư vấn giám sát rà soát tất cả những điểm hư hỏng để buộc nhà thầu tự khắc phục, trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Cũng theo ông Thi, sự việc đã được báo cáo lên lãnh đạo UBND tỉnh. Qua đó, lãnh đạo yêu cầu khẩn trương khắc phục.

Những ngày qua, nhà thầu đang tiến hành khắc phục. Ảnh: Đ.X

Những ngày qua, nhà thầu đang tiến hành khắc phục. Ảnh: Đ.X

Trên tuyến sẽ có một số km được cho thảm nhựa. Ảnh: Đ.X

Trên tuyến sẽ có một số km được cho thảm nhựa. Ảnh: Đ.X

Được biết, hằng năm, các Ban Quản lý dự án của tỉnh Bình Định cũng tiến hành chấm điểm các nhà thầu. Để trên cơ sở đó đưa ra đánh giá dựa trên thang điểm để thống nhất xử lý, như: cấm 1 năm, 3 năm, nhắc nhở hoặc cấm vĩnh viễn không được tham gia nữa. Địa phương này luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu. Bên cạnh đó, yêu cầu phải bảo hành tối thiểu ít nhất 3 năm, không điều kiện.

Có thể bạn quan tâm

Bất cập cách tính tiền sử dụng đất

Bất cập cách tính tiền sử dụng đất

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến còn nhiều quy định bất cập, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp đang lời thành lỗ, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ cuối: Thực hiện song hành 2 nhiệm vụ chiến lược

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ cuối: Thực hiện song hành 2 nhiệm vụ chiến lược

(GLO)- Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra các mục tiêu làm cơ sở để phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Mục tiêu cuối cùng hướng đến thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược: phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng-an ninh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ 3: Tạo đà cho ngành công nghiệp

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ 3: Tạo đà cho ngành công nghiệp

(GLO)- Khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, sản xuất, phân phối điện theo công nghệ tiên tiến là những định hướng để từng bước đưa Gia Lai trở thành một hình mẫu trong phát triển công nghiệp xanh, sinh thái, tuần hoàn.