Dưới bóng hàng gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những chiều gió lộng, tôi thường ra sân bắc ghế ngồi nhìn hàng gòn đong đưa trong bóng chiều. Thân gòn vươn cao, lá gòn rụng gần hết chỉ còn cành nhánh khẳng khiu xanh lè và vô số trái gòn lúc lỉu.
Mấy lần chú tôi định đốn hạ hàng gòn. Chú nói loại này vô dụng, gỗ giòn khấy không đóng tủ bàn được, sống chỉ thêm chật đất. Nhưng bà tôi ngăn, bà nói thương hàng gòn, nhìn chúng vậy chứ nhiều công dụng. Hàng gòn điểm tô cho xóm mình thêm đẹp, để ai ở xa về chỉ cần hỏi “xóm hàng gòn” ở đâu thì người dân xứ này đều biết mà chỉ đường. Mùa gòn chín bà hay lấy cù móc lôi trái gòn khô xuống lấy bông gòn làm ruột gối nằm êm ái giấc đêm. Lá gòn bà bán cho người xóm khác mua về làm nhang, mấy đứa trẻ con táy máy tay chân lấy dao phay chặt mấy nhát sâu vào gốc gòn để trời nắng mủ tươm ra, khô lại thành mủ gòn, mỗi độ trưa hè đem mủ gòn uống với nước đá là mát rười rượi. Cũng có lần tôi theo chân đám trẻ tinh nghịch trong xóm đi lấy mủ gòn về cho má làm nước, nấu chè. Bông gòn nhiều làm ruột gối không hết, chị tôi tất tả mang ra chợ bán. Dù chẳng được bao nhiêu nhưng hàng gòn vô tình làm thành ký ức đẹp của chị em tôi.
 
Minh họa: Trà My
Minh họa: Trà My
Chú tôi nghe lời bà nên không nỡ đốn hạ gòn. Những cây gòn cứ thế vươn cao. Gòn xanh mướt trong nắng gió buổi trưa. Gòn in hình trên khoảng trời đỏ lửa mỗi độ hoàng hôn buông xuống. Cây gòn đã lưu dấu tuổi thơ tôi. Những trò chơi trẻ con như trốn tìm, bắn bi, ô quan… cũng diễn ra dưới bóng mát của cây gòn. Từ bóng râm ấy, những đứa trẻ xóm nghèo đã lớn dần lên, những người già như bà tôi lưng ngày thêm còng xuống. Hàng gòn che mát chị tôi từ thuở chị còn thơ cho đến khi mang vóc hình thiếu nữ. Hàng gòn nghiêng nhìn tôi nhổ tóc sâu cho bà trong những chiều thanh yên, nhìn tôi cun cút ôm giỏ theo bà đi chợ xa. Với trẻ thơ, được đi chợ là một niềm vui không kể xiết.
Bà tôi thuật lại lời người xưa, cây gòn mọc được chín tầng sẽ tự động chết. Vậy mà hàng gòn xóm tôi đã mọc hơn mười tầng, mười mấy tầng mà cây vẫn xanh mướt mượt, sức sống vẫn bền bỉ, dẻo dai. Trừ những cây chênh vênh ở bờ sông đã đổ sập sau một đêm mưa bão, thì những cây gòn khác vẫn khỏe khoắn vươn mình. Gió giông vẫn không dễ gì đổ sập. Sau này, mỗi lần đi xa về quê tôi lại dành những buổi chiều yên tĩnh ra ngồi dưới bóng mát của cây gòn nhìn cảnh quê sau bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay. Tuổi thơ nhanh quá. Mà cây gòn vẫn tư lự bên đường quê. Gòn tiễn từng đợt rời quê, tiễn những đứa trẻ năm nào quấn quýt với hàng cây, giờ lớn lên và tỏa ra mỗi đứa một phương trời. Gòn cứ đợi chờ từng ngày. Vậy mà chừng ấy năm, chưa một lần hàng gòn thấy đám trẻ năm xưa tụ họp đủ mặt, thế nào cũng thiếu một vài đứa...
Mỗi lần nghĩ về cây gòn, tôi lại nhớ đến bà tôi, chị tôi. Bà tôi giờ đây tóc bạc, lưng còng hơn, mỗi lần đi ra đến sân nhà là chân bắt đầu đau nhức. Bà chỉ có thể ngắm hàng gòn từ xa. Chị tôi cũng đã lấy chồng xa, giờ đây là vợ, là mẹ,… Tôi cũng đi xa lập nghiệp.
Hôm nọ, má gọi điện lên bảo người ta đã đốn trụi hàng gòn để làm đường. Tôi bàng hoàng một chốc rồi tự nhiên nước mắt ứa ra. Hàng cây mà tuổi thơ nấp bóng giờ cũng đã về với gió mất rồi… Gòn ơi!
Theo Hoàng Khánh Duy (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.