Đừng để nguồn lực bị lãng phí!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngân sách nhà nước là nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo trong công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng của quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng.

Chính vì vậy, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, tạo “nút thắt cổ chai” cho nền kinh tế và nhiều hệ lụy khác.

Tuy được xác định là đóng vai trò quan trọng, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn không thể bảo đảm như kế hoạch.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, mặc dù so với các năm trước đây, tỷ lệ giải ngân vốn đã có nhiều cải thiện khi mà trong 4 tháng đầu năm 2023, giải ngân nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý đạt 23% (cao hơn 12,8% so với cùng kỳ năm trước), nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

Thi công Dự án Hồ thủy lợi Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).

Thi công Dự án Hồ thủy lợi Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).

Tại cuộc họp chuyên đề về xây dựng cơ bản hồi đầu tháng 4, có nhiều đơn vị, chủ đầu tư, công trình, dự án có tỷ lệ giải ngân đạt thấp được nêu ra.

Là một trong những địa phương được “chỉ mặt điểm tên” trong danh sách chậm giải ngân đầu tư công, 3 tháng đầu năm 2024, huyện Lắk (Đắk Lắk) mới chỉ giải ngân được hơn 5,3% tổng nguồn vốn ngân sách được giao.

Nguyên nhân được lãnh đạo địa phương này đưa ra là do khó khăn trong công tác xác định phương án giá đất, thiếu mỏ nguyên liệu để khai thác phục vụ các công trình, dự án…

Tương tự, tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm của huyện Ea H’leo cũng đạt thấp, đặc biệt nguồn vốn xây dựng cơ bản năm 2023 mới giải ngân được hơn 50%. Còn nguồn vốn năm 2023 chuyển sang năm 2024 hiện đang chờ HĐND tỉnh cho phép chuyển vốn. Đối với nguồn vốn được giao năm 2024, các dự án đang tiến hành làm hồ sơ, thủ tục.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đã được nhắc đến rất nhiều, tập trung ở ba nhóm khó khăn, vướng mắc là: thể chế, chính sách; tổ chức triển khai thực hiện và nhóm khó khăn mang tính đặc thù của kế hoạch năm 2024. Thế nhưng, dù là nguyên nhân gì, khách quan hay chủ quan cũng không thể thờ ơ để những bất cập trong thể chế chính sách hay năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện làm cản trở nguồn lực của cả xã hội. Chưa kể, trong cùng một thể chế, có đơn vị, địa phương vẫn giải ngân đảm bảo kế hoạch, nhưng có đơn vị lại để nguồn vốn bị "tắc".

Tại cuộc họp về giải ngân vốn đầu tư công mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh đã chỉ rõ “gốc rễ” của những “cái vướng” trong giải ngân vốn ở từng đơn vị, địa phương và đưa ra giải pháp cho từng đơn vị. Trong đó có giải pháp đưa kết quả giải ngân vốn vào làm tiêu chí để đánh giá thi đua xếp loại cuối năm tại các đơn vị. Đối với khâu tổ chức thực hiện, những đơn vị triển khai thủ tục, hồ sơ chậm cần mạnh dạn “thay mới” cán bộ có năng lực hơn.

Với những công trình, dự án chưa triển khai được cần xin ý kiến chuyên gia và tìm hiểu kinh nghiệm từ các địa phương, đơn vị khác, nếu vẫn không thể thực hiện phải kịp thời báo cáo tỉnh để đề xuất chuyển vốn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư cần rà soát lại các khâu, các bước triển khai, thực hiện để biết chậm từ đâu, từ thủ tục hay từ thanh quyết toán... để có giải pháp “trị” dứt điểm "bệnh" chậm giải ngân.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.