Từ tháng 10, dọc trên tuyến đường biên giới huyện Bình Liêu – được ví như "Sa Pa của Quảng Ninh" – trắng một màu hoa lau. Cung đường ấy khúc khuỷu, gập ghềnh, uốn lượn hàng chục km trên vùng đồi núi cao khoảng 1.000m so với mặt nước biển khiến nơi đây từ lâu đã trở thành một điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn với du khách thập phương, nhất là với dân “phượt”.
Hoa lau trắng miền biên giới Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tuần Văn hóa – Du lịch và Hội Mùa vàng huyện Bình Liêu năm 2020 khai mạc tối hôm qua, 7.11.2020, nhưng từ đầu tháng 10, du khách thập phương đã đổ về Bình Liêu khá đông. Một trong những điểm đến chính của họ chinh phục đường biên giới trên độ cao khoảng 1.000m kéo dài cả trăm km từ Bình Liêu, Quảng Ninh sang tận Lạng Sơn, với những phong cảnh tuyệt đẹp, kỳ vĩ. Mùa này, hoa lau nở trắng các cung đường. Đây cũng là mùa lúa chín vàng trên các ruộng bậc thang trải khắp các sườn đồi, càng làm cho Bình Liêu nên thơ.
Cung đường tuần tra hùng vĩ và đầy mê hoặc. Ảnh: Nguyễn Hùng
Cảnh đẹp làm say đắm lòng du khách. Ảnh: Nguyễn Hùng
Bình Liêu đang vào mùa hoa lau trắng miền biên giới. Ảnh: Nguyễn Hùng
Đặt chân được lên những điểm cao bạt ngàn hoa lau trắng trên đường tuần tra biên giới không phải dễ dàng, bởi đường đèo khúc khuỷu, nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Du khách chụp ảnh trên một cột mốc biên giới, xung quanh một màu trắng của bạt ngàn hoa lau. Ảnh: Nguyễn Hùng
Dập dìu xe, du khách tới các điểm có hoa lau. Ảnh: Nguyễn Hùng
Những cung đường tuyệt đẹp. Ảnh: Nguyễn Hùng
Bình Liêu được biết đến là mảnh đất biên giới nằm ở vùng Đông Bắc có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ, gắn liền với những rừng hồi, quế, sở xanh tươi, những cái tên như: Thác Khe Vằn, Khe Tiền, Ngàn Chi, dãy núi Cao Ba Lanh, Cao Xiêm được ví như “nóc nhà vùng Đông Bắc”, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn.
Bình Liêu hiện có rất nhiều ngôi nhà trình tường bằng đất cổ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh: Nguyễn Hùng
Bên cạnh đó, Bình Liêu còn là vùng đất có bề dày các giá trị văn hóa phong phú, được cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn gìn giữ bao đời nay, tạo nên bản sắc riêng, từ tiếng nói, những lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc (hát Then, đàn Tính của dân tộc Tày, hát Pả Dung của dân tộc Dao, hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ…) cho đến các giá trị ẩm thực, văn hóa độc đáo khác…
Chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 11/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội Bánh chưng lần thứ 10 năm 2023 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại The Cliff Resort và thành phố Phan Thiết.
TP. Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều nhà hàng 4-5 sao, đồng thời đã quy hoạch 22 tuyến phố ẩm thực, đây là động lực phát triển, phục vụ đa dạng ẩm thực từ trung đến cao cấp cho đối tượng là khách quốc tế.
Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.
Năm 2023, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế; khách nội ước đạt 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Alapati Krishna Mohan của Công ty lữ hành phương Nam đã chia sẻ danh sách các điểm đến trên thế giới nên đi trong năm 2023, trong đó đứng đầu danh sách này là Việt Nam.
Ngay từ kỳ nghỉ đầu tiên của 2023, nhiều địa phương trên cả nước tấp nập đón khách quốc tế, với hàng loạt sự kiện đánh dấu một năm khởi sắc khi du lịch toàn cầu đang hồi phục.
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Các đề xuất khôi phục thị trường, đường bay; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… sẽ được thảo luận tại hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc sáng 9.1.
Hàng triệu khách Trung Quốc xuất ngoại từ 8.1, dấy lên hy vọng hồi phục cho ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam được dự đoán là một trong những điểm đến hưởng lợi.
Với mong muốn kích cầu du lịch trên địa bàn từ nay đến Tết Quý Mão 2023, TPHCM xây dựng nhiều chiến lược bao gồm các chương trình, sự kiện đặc biệt nhằm thu hút du khách ghé thăm và trải nghiệm.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tín hiệu khả quan, trong đó chủ yếu là khách mang quốc tịch Hàn Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha và đã bắt đầu có khách từ thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu.
Sự trở lại của khách Trung Quốc được kỳ vọng giúp ổn định dòng khách quốc tế đến Việt Nam, song song với loạt nỗ lực trong nước nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói này cho năm Quý Mão.
Ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách chống dịch, nhiều đơn vị lữ hành, các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch đón khách Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách đi Trung Quốc du lịch.
Mới đây, tờ Wanderlust (Anh) vừa đưa ra danh sách gợi ý những điểm đến thú vị nhất thế giới cho chuyến đi mới (top new trips) của du khách năm 2023, trong đó có Việt Nam.
Sau dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2023, Kon Tum dự kiến đón hơn 1,3 triệu du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa, hòa mình với thiên nhiên.
Diễn ra từ ngày 26-31/12, Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 gồm nhiều hoạt động như triển lãm văn hóa truyền thống Tây Nguyên; diễn tấu văn hóa Cồng chiêng-xoang, các nhạc cụ truyền thống...
Khán giả thật sự mãn nhãn, hòa mình vào không khí náo nhiệt của âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu đường phố với những tiết mục đặc sắc của các vũ công quốc tế kết hợp cùng nghệ thuật xiếc của Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu