"Đóng khung" bản sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cơn mưa sáng cuối tuần không khiến chúng tôi ngần ngại vượt quãng đường 40 km từ TP. Pleiku về dự lễ mừng nhà rông mới của người dân làng Yah, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh. Nhưng khi đến nơi, thật khó tránh khỏi cảm giác hẫng hụt khi nhận ra đó không phải là ngôi nhà rông truyền thống, nguyên bản như đã hình dung. Và cũng khi ấy, chúng tôi nhận ra mình đã vô tình “đóng khung” bản sắc trong khi thực tế đang diễn ra rất khác.  

1. Sáng 20-8, mặc cho trời sầm sịt và những cơn mưa mùa cứ chực đổ xuống, người dân làng Yah vẫn tập trung đông đủ ở sân nhà rông. Từ tờ mờ sáng, bà con đã đâm trâu cúng Yàng. Không khí hết sức rộn ràng, đầm ấm, ai nấy đều xắn tay vào chuẩn bị lễ hội.

Tọa lạc giữa khoảng sân rộng là 2 ngôi nhà rông một lớn một bé, cột bằng xi măng, vách và mái bằng tôn. Già làng Rơ Châm Kul cho hay, nhà rông lớn hoàn thiện năm 2020 với chi phí 230 triệu đồng; nhà rông nhỏ làm sau đó 1 năm, chi phí khoảng 40 triệu đồng. Tất cả đều do dân làng góp công, góp của dựng nên. Phụ nữ trong làng không được lên nhà rông nhỏ theo nếp truyền thống, còn với nhà rông lớn thì thoải mái vì nó được xem như nhà cộng đồng. Cho đến giờ, dân làng mới có dịp tổ chức lễ mừng nhà rông mới theo tục lệ ông cha. 1 con trâu, 1 con dê và 2 con heo được ngả thịt để mừng ngày hội lớn. Đội chiêng, đội xoang cũng đã sẵn sàng diễn tấu.

 Người dân làng Yah (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) tổ chức lễ mừng nhà rông mới sáng 20-8. Ảnh: Phương Duyên
Người dân làng Yah (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) tổ chức lễ mừng nhà rông mới sáng 20-8. Ảnh: Phương Duyên


Anh Rơ Châm Chao-một người dân làng Yah-hồ hởi: “Làng không bỏ truyền thống, tập trung đông đủ như thế này thì rất là vui!”. Khi được hỏi vì sao không làm nhà rông bằng vật liệu như tranh, tre, mây..., anh Chao giải thích: “Giờ rất khó tìm, nhất là tranh. Hồi xưa, tranh nhiều lắm. Nay phát đốt, phun thuốc nên đâu còn nữa”.

Chứng kiến niềm vui của dân làng Yah tại một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất cộng đồng, chúng tôi nhận ra mình đã vô lý khi “đóng khung” bản sắc. Phần lớn đều cho rằng bản sắc là phải nguyên bản, như nó đã từng. Mỗi sự đổi thay đều khiến người ta băn khoăn, thậm chí hụt hẫng. Nhưng đó là cảm giác của những khách đến và đi, chỉ có niềm vui của dân làng là thật nhất, sinh động nhất. Mặc dù nhà rông truyền thống quen thuộc, mang lại nhiều mỹ cảm và cảm xúc hơn, nhưng trên thực tế, hình thức của nó không phải là điều quan trọng nhất. Đáng quý hơn cả là những phong tục vẫn được chính chủ thể văn hóa lưu giữ từ đời này sang đời khác.

2. Chợt nhớ đến những ngôi nhà sàn do nghệ nhân Ksor Đức (TP. Pleiku) làm theo đơn đặt hàng của các gia đình Jrai trên địa bàn tỉnh. Đáp ứng nhu cầu của chủ nhân, chúng vừa bản sắc, lại vừa hiện đại. Khác với nhà sàn truyền thống chủ yếu chú trọng tính kiên cố, nhà sàn do anh Đức thi công tăng độ thẩm mỹ nhờ trang trí thêm hoa văn, họa tiết Jrai. Công năng sử dụng cũng cao hơn khi gian bếp được tách riêng thay vì đặt giữa nhà. Ngoài ra, những ngôi nhà này còn có phòng vệ sinh (điều chưa bao giờ có ở nhà sàn truyền thống). Còn tại huyện Chư Prông, P.V cũng ghi nhận sự cách điệu của nhà sàn các dân tộc phía Bắc như Mường, Tày, Nùng… khi quây diện tích bên dưới nhà sàn để mở rộng không gian; hoặc cầu thang không nhất thiết phải đủ 9 bậc như truyền thống mà có thể là 5 hoặc 7 bậc, tùy độ cao của ngôi nhà.   

Cũng cần nhắc đến dự án thu nhỏ tượng gỗ dân gian thành sản phẩm du lịch. Đó là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương-Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) làm chủ nhiệm. Ngày trước, mấy ai ở buôn làng hình dung tượng gỗ dân gian có thể nằm gọn trong ba lô, túi xách và ung dung lên máy bay “xuất khẩu” đi khắp nơi? Nhưng giờ đó là chuyện hết sức bình thường. Người viết cũng từng chứng kiến một lớp học đẽo thuyền độc mộc ở huyện biên giới Ia Grai. Do không có gỗ đủ kích thước nên người già, người trẻ thực tập trên khúc gỗ nhỏ, vậy mà ai cũng hào hứng. Tại phần lớn các câu lạc bộ dệt thổ cẩm ở tỉnh ta, sợi bông truyền thống cũng đang thay dần bởi sợi công nghiệp, song không vì thế mà thổ cẩm không có đầu ra.

Hẳn nhiên, ai mà chẳng bâng khuâng khi chạm vào nếp xưa. Nhưng đòi hỏi sự nguyên bản trong khi cuộc sống đổi thay từng ngày là điều rất khó. Quan trọng là biết dựa vào nguồn lực sẵn có, tùy điều kiện thực tế để gìn giữ, bảo tồn bản sắc. Từ chỗ khẳng định giá trị riêng có, đây chính là điều làm nên sự khác biệt, hấp dẫn. Mới đây, chúng tôi có dịp gặp gỡ một nhóm du khách Pháp gồm 3 cặp vợ chồng đang làm một tour phượt bằng xe máy khắp Tây Nguyên. Bà Georges Patrica vui vẻ cho biết, khởi hành từ Hà Nội, họ lần lượt dừng chân ở Kon Tum, Gia Lai rồi Đak Lak. Điểm đến nào cũng đẹp, nhưng điều khiến họ thích thú nhất là có thể tạt vào bất cứ đâu mình thích, nhất là ghé vào các buôn làng để được thực tế, trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên từ chính cuộc sống đời thường. Cả nhóm du khách say mê với Tây Nguyên-một nền văn hóa nguyên sơ, tựa như các nhà dân tộc học người Pháp Georges Condominas, Jacques Dournes… trước đây từng bị thu hút mạnh mẽ.

Thực tế ấy cho thấy một tín hiệu vui: Tây Nguyên sẽ mãi là “miền mơ tưởng” nếu bản sắc luôn được các chủ thể văn hóa nêu cao ý thức bảo tồn, dù là hình thức nào.

 

 PHƯƠNG DUYÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.