Đóng cửa sân bay Vân Đồn, Cát Bi do bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự kiến sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng) sẽ thực hiện đóng cửa từ 12 giờ hôm nay đến 12 giờ ngày 3-8.

 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết vào lúc 11 giờ ngày 2-8, bão số 3 cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 170 km về phía Đông, với sức gió cấp 9 giật cấp 12.

Dự báo, vào chiều tối nay bão sẽ nằm trên bờ biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh đến Hải Phòng với sức gió cấp 7, 8, giật cấp 10-11.

 Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng từ chiều nay có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10-11. Các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa từ chiều tối nay có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9-10.
Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng từ chiều nay có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10-11. Các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa từ chiều tối nay có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9-10.



Sáng 2-8, ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Quản lý đường bộ I (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết do ảnh hưởng của bão số 3, hiện sức gió tại một số cầu lớn ở Hải Phòng, Quảng Ninh đã tăng lên nhưng vẫn ở mức cho phép. Nên cơ quan chức năng chưa hạn chế phương tiện qua lại.

Tuy nhiên, trường hợp gió giật cấp 7 (từ 15 m/giây) sẽ cấm xe máy qua một số cầu và gió cấp 8 (từ 20 m/giây) sẽ cấm ô tô đi lại trên một số cầu nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Trong khi đó, để ứng phó với bão, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), theo kế hoạch sẽ thực hiện đóng cửa từ 12 giờ hôm nay đến 12 giờ ngày 3-8. Do đó, các chuyến bay đi và đến hai sân bay này vào khung giờ trên đều phải hủy. Một số chuyến bay khác cũng được điều chỉnh giờ khởi hành để tới hai sân bay này khi bão đi qua…

VIẾT LONG (PLO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.