Đón đọc ấn phẩm Gia Lai Xuân Giáp Thìn 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, Báo Gia Lai phát hành ấn phẩm đặc biệt với chủ đề “Liên kết để phát triển”.

Năm Quý Mão 2023 là năm có nhiều cơ hội lẫn khó khăn, thách thức đan xen. Với quyết tâm chính trị cao cùng sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng.

Ấn phẩm Gia Lai Xuân Giáp Thìn 2024 là bức tranh tổng thể về tất cả các lĩnh vực của tỉnh trong năm vừa qua. Đặc biệt là chủ đề “Liên kết để phát triển”. Đây là vấn đề không còn mới nhưng luôn được nhiều tỉnh, thành phố, nhiều vùng quan tâm, trong đó có Gia Lai.

Là tỉnh trung tâm ở Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có liên kết với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, liên kết rừng-biển, liên kết nội vùng.

Với tinh thần xem liên kết là động lực tất yếu để phát triển, Gia Lai quyết tâm đánh thức tiềm năng, lợi thế của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh thành cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe.

Trên trang 4-5 của ấn phẩm Gia Lai Xuân Giáp Thìn 2024 đăng tải những phát biểu ấn tượng của các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Phát biểu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh thêm một lần khẳng định những nỗ lực của tỉnh trong năm 2023 và những định hướng lớn trong thời gian tới, đó là: kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm; tập trung xây dựng văn hóa liêm chính; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực, nguồn lực phát triển; xây dựng làng nông thôn mới không được chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất.

Ấn phẩm Gia Lai Xuân Giáp Thìn 2024 còn tập hợp những bài viết đặc sắc, hấp dẫn cùng những góc ảnh đẹp, sinh động của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và sự cộng tác của các tác giả như: Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hồ Tấn Sáng, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, nhà thơ Dương Kỳ Anh, Văn Công Hùng, Phạm Đức Long, Nguyễn Đức Nam, Tạ Văn Sỹ, nhà văn Trung Trung Đỉnh, Đỗ Tiến Thụy, nhà báo Nguyễn Vân Thiêng, Đại Dương, Ngọc Tấn, Đoàn Minh Phụng, Thanh Phong, Bùi Quang Vinh, Hồng Thi, Hoàng Ngọc, Phương Duyên, Trần Dung, Phan Lài...

Với chủ đề “Liên kết để phát triển”, ấn phẩm có các bài viết đáng chú ý như: Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch (Hà Duy), Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên (Kim Linh), Rừng-biển kết nối (Nguyên Bình), Nối dài những bước chân chinh phục đại ngàn (Nguyễn Vân Thiêng)…

Trong bài viết “Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch”, tác giả Hà Duy cung cấp cho bạn đọc cách nhìn toàn diện, tổng thể về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch tỉnh không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển mà còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là công cụ quan trọng để tỉnh hoạch định đường hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn trong thời kỳ tới, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Ấn phẩm cũng dành dung lượng để giới thiệu những điểm du lịch hấp dẫn, nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh như: Trăm năm cõi chè (Đại Dương), Bảo tồn dàn nhạc kỳ vĩ nhất Tây Nguyên (Hoàng Ngọc), Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm (Thi Dung), Nhà rông Bahnar vùng Đông Trường Sơn (Nguyễn Thị Kim Vân), Đinh đuk, avơng: Nhạc cụ độc đáo của người Bahnar (Ngọc Minh), Người múa trống ở buôn Mlăh (Phương Linh), Tản mạn về ngôi nhà có ống khói lò sưởi (Kiên Hoàng), Cung điện Thủy thần trên núi (Lưu Hồng Sơn), Bảo tồn giá trị rừng thông Đak Đoa (Trung Anh)...

Với “Trăm năm cõi chè”, nhà báo Đại Dương thêm một lần đưa bạn đọc đến với vùng đất Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh)-nơi có hàng thông trăm tuổi và Biển Hồ chè xanh bạt ngàn từ lâu đã trở nên nổi tiếng và quen thuộc, thu hút bao du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đứng giữa xứ chè Biển Hồ trong làn sương sớm, ta như nghe được hơi thở của đất trời, của cuộc sống đang trào dâng.

Còn trong bài “Nhà rông Bahnar vùng Đông Trường Sơn”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đem đến cho bạn đọc những cảm nhận mới mẻ nhưng không kém phần sâu lắng về nét đẹp văn hóa ẩn sâu trong những mái nhà rông-biểu tượng trường tồn, gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào Bahnar.

Cùng với đó, ấn phẩm Gia Lai Xuân Giáp Thìn 2024 còn giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện hay, thú vị, đượm hương vị Tết như: Đọc thơ trên đất Mỹ (Trung Trung Đỉnh), Cồng chiêng sang “xứ kim chi” (Nguyễn Quang Tuệ), Người thầy giữa đại ngàn (Đỗ Tiến Thụy), Tết nhớ (Nguyễn Thị Diễm)...

Với dung lượng 156 trang, được in màu bắt mắt, ấn phẩm Gia Lai Xuân Giáp Thìn 2024 dự kiến phát hành ngày 22-1-2024 (nhằm ngày 12 tháng Chạp) hứa hẹn sẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu dành cho bạn đọc trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null