Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh: Biểu diễn hay, tuyên truyền giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau những buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp với tuyên truyền pháp luật của Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh Gia Lai, người dân hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hơn 1 năm đi vào hoạt động, những đóng góp thầm lặng của đội đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền kiến thức pháp luật đến người dân.

Thiếu tá Phạm Đình Nguyên-Phó Đội trưởng Đội điều lệnh quân sự, võ thuật-văn thể (Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị, Công an tỉnh) thông tin: Tháng 9-2022, Đội văn nghệ xung kích được thành lập với 30 thành viên. Đây là những cán bộ, chiến sĩ có năng khiếu về văn hóa-văn nghệ, khả năng diễn thuyết, truyền đạt, phổ biến kiến thức pháp luật bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc thiểu số được tuyển chọn từ các đơn vị nghiệp vụ. “Thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp với tuyên truyền kiến thức pháp luật ở cơ sở. Các buổi biểu diễn thu hút đông đảo người dân đến xem. Đây là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa”-Thiếu tá Nguyên chia sẻ.

Buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp tuyên truyền pháp luật của Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh tại huyện Đak Đoa. Ảnh: T.D

Buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp tuyên truyền pháp luật của Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh tại huyện Đak Đoa. Ảnh: T.D

Để hoạt động của Đội văn nghệ xung kích mang lại hiệu quả cao, Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị đã xây dựng kế hoạch chi tiết, khảo sát địa bàn, phong tục tập quán, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cùng những vấn đề nổi lên về an ninh trật tự để tham mưu Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt; phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương rà soát, lập danh sách đối tượng để tiếp xúc, tranh thủ, lựa chọn chủ đề, nội dung tuyên truyền. Trên cơ sở đó, các thành viên bố trí thời gian tập luyện. Cùng với các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm kịch chủ yếu tập trung vào một số nội dung như: vạch trần luận điệu xuyên tạc của FULRO lưu vong kích động đồng bào chia rẽ đoàn kết dân tộc; cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; lợi ích của việc làm căn cước công dân; tình hình tai nạn giao thông; tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật…

Bên cạnh đó, lực lượng Công an còn chiếu phim, tặng quà cho các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhiều đóng góp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở. Anh Trul (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) nhận xét: “Các tiết mục văn nghệ, phim ngắn do cán bộ, chiến sĩ Công an biểu diễn, trình chiếu rất hay và mang lại ý nghĩa thiết thực. Tôi nghĩ là sau những đợt tuyên truyền như thế này giúp bà con nắm rõ hơn về chính sách, pháp luật để chấp hành cho đúng. Như ở xã tôi, sau buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp với tuyên truyền pháp luật của Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh, tình trạng thanh niên uống rượu rồi điều khiển phương tiện giao thông giảm mạnh. Ngay cả tình trạng nẹt pô, chạy xe lạng lách gây nguy hiểm cho người đi đường cũng giảm”.

Đến nay, Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh đã thực hiện hàng chục buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp tuyên truyền ở các địa phương trong tỉnh, thu hút sự tham dự của đông đảo người dân. Song song với đó, trong các buổi tuyên truyền, lực lượng Công an tỉnh cũng lồng ghép tặng 170 mũ bảo hiểm, 150 suất quà cho người uy tín, hộ nghèo, trao 40 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi với tổng trị giá trên 100 triệu đồng và phát hàng trăm tờ rơi tuyên truyền pháp luật, vận động thu hồi hàng chục vũ khí, công cụ hỗ trợ các loại.

Đội văn nghệ xung kích ngày càng khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động và là cầu nối mật thiết, gắn kết lực lượng Công an với Nhân dân. Ảnh: Thiên Di

Đội văn nghệ xung kích ngày càng khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động và là cầu nối mật thiết, gắn kết lực lượng Công an với Nhân dân. Ảnh: Thiên Di

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh-cho biết: Hoạt động của Đội văn nghệ xung kích đã phát huy vai trò của Công an cơ sở trong tham mưu, đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền chăm lo đời sống người dân, xây dựng thế trận an ninh vững chắc. Đây cũng là kết quả sinh động, cụ thể hóa Nghị quyết số 05/NQ-ĐUCA ngày 28-9-2021 của Đảng ủy Công an Trung ương về nâng cao chất lượng công tác văn hóa-văn nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-3-2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Có thể nói, sau hơn 1 năm thực hiện nhiệm vụ, Đội văn nghệ xung kích ngày càng khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động và là cầu nối mật thiết, gắn kết lực lượng Công an với Nhân dân trong giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Từ những hiệu quả bước đầu mang lại của Đội văn nghệ xung kích, Công an một số địa phương cũng đã thành lập đội văn nghệ xung kích để nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách, kiến thức pháp luật ở cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null