Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền báo, tạp chí của Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo, tạp chí Đảng phải đảm đương sứ mệnh ngọn cờ tư tưởng, lý luận, thực hiện tuyên truyền có hệ thống, bài bản nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Huệ/TTXVN)
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Huệ/TTXVN)


Chiều 9/11, tại thành phố Hải Phòng, Báo Nhân Dân, Thành ủy Hải Phòng, Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị, tích cực đổi mới, nâng cao năng lực định hướng, hiệu quả tuyên truyền gắn với việc mua, đọc, làm theo báo, tạp chí của Đảng."

Gần 200 đại biểu đến từ 31 tỉnh, thành ủy khu vực phía Bắc; đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hải Phòng; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương tham dự hội nghị.

Tham luận của các đại biểu tại hội nghị tập trung vào các nội dung các báo, tạp chí của Đảng tích cực đổi mới phương thức truyền thông, tăng cường tính định hướng dư luận, nâng cao tính sắc bén trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, khẳng định vai trò nòng cốt trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, xác định trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các cấp ủy về việc mua, đọc và làm theo báo Đảng; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng ở các cấp; kiểm tra chặt chẽ việc cấp và sử dụng kinh phí mua báo, tạp chí của Đảng, bảo đảm sử dụng kinh phí đúng nguyên tắc, đúng mục đích; khuyến khích mở rộng đối tượng thụ hưởng báo, tạp chí của Đảng.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhất trí với bản báo cáo chung và các tham luận đã phát biểu; ghi nhận những đóng góp thiết thực mang tính giải pháp, mô hình tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời chia sẻ những khó khăn, vất vả khi thực hiện nhiệm vụ công tác mua, đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng trong thực tiễn.

Nếu các báo chí thông thường chủ yếu hướng vào cung cấp thông tin cho người đọc thì báo, tạp chí Đảng phải đảm đương sứ mệnh ngọn cờ tư tưởng, lý luận, thực hiện tuyên truyền có hệ thống, bài bản nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nói cách khác, điều làm nên bản lĩnh, vai trò, tầm vóc, vị thế, tính độc đáo của báo, tạp chí Đảng không chỉ ở cung cấp thông tin, mà cơ bản hơn, là công cụ làm công tác tư tưởng, làm công tác lý luận và định hướng thực tiễn, trở thành "tài liệu nguồn" chuẩn mực cho nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, phổ biến tư tưởng, hướng dẫn lý luận để vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn.

Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong các thời kỳ cách mạng trước đây, càng quan trọng hơn trong điều kiện báo chí đa dạng, thông tin nhiều chiều hiện nay.


 

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân phát biểu. (Ảnh: Minh Huệ/TTXVN)
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân phát biểu. (Ảnh: Minh Huệ/TTXVN)


Vì vậy, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trong giai đoạn phát triển mới, ngày 26/12/1996, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW, nêu rõ vai trò, vị trí của báo, tạp chí Đảng, quy định về mua, đọc và làm theo báo, tạp chí Đảng; Ban Bí thư tiếp tục khẳng định trong Kết luận số 29-CT/TW, ngày 25/6/2012 và Thông báo kết luận số 173-TB/TW, ngày 6/4/2020, về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: "Để báo, tạp chí của Đảng phát triển đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần xác định đúng, trúng và có những giải pháp hiệu quả, khoa học, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, cốt lõi về nội dung, chất lượng, hiệu quả tuyên truyền...

Trước hết, phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị thế, sứ mệnh của báo, tạp chí của Đảng; ý nghĩa quan trọng của việc mua, đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng.

Tiếp đó, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực định hướng, hiệu quả tuyên truyền gắn với việc mua, đọc, làm theo báo, tạp chí Đảng; cần mở rộng và nâng cao hiệu quả phát hành trong bối cảnh hiện nay; cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW, Kết luận số 29-CT/TW và Thông báo kết luận số 173-CT/TW."

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết trong những năm qua, các báo, tạp chí của Đảng luôn nỗ lực đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, làm tốt vai trò cơ quan ngôn luận và lý luận chính trị của Đảng, diễn đàn của nhân dân; phổ biến kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao trình độ, nhận thức chính trị, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; tích cực đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chú trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, luận giải thuyết phục các vấn đề mà cuộc sống đặt ra; là nguồn kiểm chứng thông tin tin cậy đối với bạn đọc.

Báo, tạp chí của Đảng thực sự "là tài liệu sinh hoạt đảng và công tác tuyên truyền quan trọng".

Hội nghị là dịp một lần nữa khẳng định trách nhiệm các báo, tạp chí của Đảng trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, với vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Theo Đoàn Minh Huệ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.