Đọc sách bằng… tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những ưu điểm như phát huy tối đa lợi thế công nghệ số và giúp nhiều đối tượng độc giả tiếp cận sách dễ dàng mà vẫn tiết kiệm thời gian, sách nói (audio book) ngày càng được ưa chuộng. Thay vì đọc, độc giả có thể lĩnh hội một cuốn sách bằng cách lắng nghe. Vì vậy, một số cá nhân tâm huyết đã chọn sách nói làm phương tiện hữu hiệu để lan tỏa văn hóa đọc.

1. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh là cựu học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương, từng là Quán quân cuộc thi Cầu Vồng 2013, sau này là gương mặt MC được yêu thích trên sóng truyền hình của VTV khi dẫn nhiều chương trình như: Cà phê sáng, Sinh ra từ làng, S Việt Nam, Chuyện của Tấm, Khỏe thật đơn giản, Người phụ nữ hạnh phúc… Ngoài vai trò MC, Xuân Quỳnh còn được biết đến như một Voice Talent (người có giọng đọc hay, tham gia vào ngành đọc quảng cáo hay lồng tiếng phim).

MC Xuân Quỳnh trong một buổi thực hiện thu âm sách nói. Ảnh nhân vật cung cấp
MC Xuân Quỳnh trong một buổi thực hiện thu âm sách nói. Ảnh nhân vật cung cấp



Cách đây hơn 1 tháng, trên kênh YouTube cá nhân, Xuân Quỳnh lần lượt giới thiệu phần thu âm 12 chủ đề đầu tiên trong tổng số 50 chủ đề của cuốn sách “Hiểu về trái tim” (nhà sư Minh Niệm). Với thời lượng 5 đến 7 phút, mỗi chủ đề như khổ đau, hạnh phúc, tình yêu, tình thương, chịu đựng, tha thứ, sòng phẳng… đã mang đến cho người nghe sự lắng dịu, thức tỉnh thông qua giọng đọc êm mượt, sâu lắng, như đang chuyện trò. “Là MC/Voice Talent và trên hết là người yêu sách, mình mong muốn dùng khả năng diễn đọc để giúp mọi người tiếp nhận những thông điệp thật gần gũi, chân thành mà giàu giá trị từ sách”-Xuân Quỳnh bày tỏ.

Kể thêm về quyết định bắt tay vào “dự án” sách nói này, MC Xuân Quỳnh cho hay: Gần đây, mình bị hấp dẫn bởi nhiều ứng dụng sách nói, kênh audio book hữu ích mà mình tranh thủ nghe hàng ngày lúc dọn nhà, trước khi đi ngủ... như một thói quen. Những cuốn sách hay truyền tải bao điều bổ ích nên mình muốn giới thiệu để ngày càng có nhiều người biết đến. “Nhưng năng lực đọc của mỗi người mỗi khác, vì thế “nghe” sách sẽ là một dạng tiếp nhận kiến thức rất hiệu quả. Vậy là mình nghĩ, nếu những người thân quen nghe giọng mình đọc sách, kể chuyện hẳn sẽ thấy như đang gần bên, như một cách gián tiếp giúp họ tiếp cận rồi ngấm dần với những giá trị từ sách”. Và chị bắt đầu từ một cuốn sách “gối đầu giường”, đó là “Hiểu về trái tim”.

Xuân Quỳnh cho biết thêm, hiện chị đã thu được kha khá và sẽ tải lên đều đặn vào các ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần trên kênh YouTube cá nhân (https://www.youtube.com/channel/UC-lYeWetoIfAEsPSrIOzPFA). Dù bận rộn, chị dự định sẽ dành thời gian tiếp tục trích đọc những nội dung hữu ích từ các cuốn sách về quản trị cảm xúc, tâm lý, sức khỏe… “Chỉ mong những người thân yêu nhất của mình thêm yêu sách, chịu khó đọc hoặc nghe sách để hiểu hơn về cuộc sống, tự vượt thoát nhiều nỗi khổ, niềm đau. Cả những người chưa quen thân, nếu có duyên nghe những diễn đọc của mình cũng sẽ thấy ấm áp, bình yên và bắt đầu tìm đọc những cuốn sách đó một cách an tĩnh, thấu hiểu”-MC Xuân Quỳnh nhắn nhủ.

2. Nhắc đến một người dẫn chương trình đầy kinh nghiệm, bản lĩnh tại Phố núi, người ta nghĩ ngay đến MC Nguyễn Hoàng Nam với chất giọng vô cùng ấm áp, truyền cảm. Tại cuộc thi Én Xuân 2021 mùa đầu tiên do Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tìm kiếm những MC xuất sắc tuổi trung niên, anh vinh dự trở thành Á quân 2.

Là cán bộ Thư viện tỉnh, anh Hoàng Nam luôn nỗ lực giới thiệu sách đến với độc giả bằng nhiều cách khác nhau. Trong số này có một loại hình khá mới là sách nói, rất phù hợp với giọng đọc “trời phú” của anh. Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), trên trang fanpage của Thư viện tỉnh những ngày gần đây xuất hiện nhiều clip thu âm, ghi hình MC Hoàng Nam giới thiệu đến bạn đọc thiếu nhi nội dung những cuốn truyện tranh về các nhân vật lịch sử như: Vua Duy Tân, Phan Bá Vành, Đặng Dung, Nguyễn Xí…

 

MC Hoàng Nam nhận định nhu cầu của độc giả đối với sách nói đang ngày càng lớn. Ảnh: Phương Duyên
MC Hoàng Nam nhận định nhu cầu của độc giả đối với sách nói đang ngày càng lớn. Ảnh: Phương Duyên


Trao đổi thêm về sách nói, MC Hoàng Nam hào hứng cho hay: “Ngoài việc chuyên môn ở Thư viện tỉnh, tôi còn cộng tác thường xuyên với một số trung tâm sách nói trong cả nước. Việc tôi luôn phải chạy dealine (giới hạn thời gian hoàn thành công việc-P.V) cho thấy nhu cầu khá lớn của độc giả đối với sách nói”. Theo phân tích của MC Hoàng Nam, loại hình này phù hợp với rất nhiều đối tượng độc giả, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Ví dụ, các bạn trẻ thường thích tìm đến không gian thư giãn ở quán cà phê, vừa nhâm nhi vừa đeo phone nghe truyện kỳ ảo hay sách hạt giống tâm hồn. Nhiều người lớn tuổi, mắt kém, gặp khó trong việc đọc sách in cũng bắt đầu xem sách nói là giải pháp thay thế để đến gần hơn với những tác phẩm của Tự Lực văn đoàn hay sách, tiểu thuyết về chiến tranh như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… Các phụ huynh, giáo viên mầm non thì theo dõi truyện thiếu nhi qua kênh sách nói để kể cho con và học sinh nghe. Những ai mê sách nhưng quên mang theo một cuốn bỏ túi thì vẫn có thể biến thời gian chờ đợi ở sân bay, bến xe, bệnh viện… trở nên lý thú khi được “đọc” một cuốn sách yêu thích thông qua các trang mạng uy tín. Chính vì vậy, MC Hoàng Nam nhận định sách nói sẽ ngày càng khẳng định ưu thế, qua đó góp phần lan tỏa văn hóa đọc.  

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-khẳng định: Sách nói là loại hình khá mới mà Thư viện tỉnh đang hướng tới. Tuy nhiên, do vấn đề tác quyền nên đơn vị gặp khó trong việc chuyển tải sách in thành sách nói, dù đây là hoạt động phi lợi nhuận. Do đó, hiện tại, đơn vị chỉ làm sách nói đối với thể loại truyện tranh dân gian hoặc sách đã được sự đồng ý của tác giả. “Loại hình này phù hợp với bạn đọc nhiều lứa tuổi, góp phần đa dạng các loại hình nhằm khuyến khích văn hóa đọc. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi vẫn sẽ chú tâm thực hiện bằng những cách thức phù hợp”-bà Thủy nói.  

 

PHƯƠNG DUYÊN 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.