Độc đáo lễ mừng lúa mới của người Ca Dong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sinh sống tập trung ở 2 xã biên giới Sa Loong và Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) và một bộ phận cư trú ở vùng miền núi thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, bà con dân tộc Ca Dong cũng có lễ mừng lúa mới. Với người Ca Dong, lễ mừng lúa mới là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Yàng lúa và các Yàng đã ban mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no.

Khi mọi việc nương rẫy đã kết thúc, bà con dân tộc Ca Dong lại chuẩn bị cho lễ mừng lúa mới tại nhà rông. Với ý nghĩa “cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cầu an cho dân làng”, lễ mừng lúa mới luôn được đồng bào Ca Dong tổ chức chu đáo.

Ông Thao Phết (làng Đak Vang, xã Sa Loong) cho biết: “Việc tổ chức lễ mừng lúa mới là để cầu xin Yàng ban cho bà con sang năm tiếp tục làm ăn phát đạt. Ví dụ trong năm nay, bà con thu hoạch được 100 gùi thì sang năm sẽ gặt được nhiều hơn, có thể tới 150 gùi lúa hoặc nhiều hơn. Cùng với đó, lễ mừng lúa mới còn để cầu chúc cho dân làng được khỏe mạnh, ít bệnh tật ốm đau, có cuộc sống ấm no, vui tươi”.

Ngày lễ mọi người cùng mừng thành quả lao động và mời nhau thưởng thức những ché rượu ghè thơm phức. Ảnh: A Dơng

Ngày lễ mọi người cùng mừng thành quả lao động và mời nhau thưởng thức những ché rượu ghè thơm phức. Ảnh: A Dơng

Trước ngày tổ chức lễ mừng lúa mới khoảng 3 tháng, các già làng đến từng nhà thông báo về việc tổ chức lễ, giao cho mỗi nhà nấu ít nhất 3 ché rượu cần, góp từ 1 con gà trở lên… Đến gần ngày tổ chức lễ, theo sự phân công của các già làng, từng tốp thanh niên nam nữ vào rừng săn bắt và hái rau rừng. Đây là dịp để các chàng trai trổ tài bắn nỏ, cung tên của mình. Riêng với các cô gái đây là dịp để họ thể hiện sự tháo vát, đảm đang.

Mọi công việc chuẩn bị hoàn tất. Lúc này, tại nhà rông, những ché rượu ghè đã đầy nước đang đợi lời cầu chúc của các già làng, đang chờ lời mời của các chàng trai, cô gái để cùng vít cần. Mở đầu buổi lễ, một trong các già làng đáng kính của cộng đồng sẽ đứng lên cầu khấn: “Hỡi các Yàng, Yàng trời, Yàng đất hãy phù hộ cho bà con chúng tôi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cầu xin Yàng lúa, Yàng bắp... hãy cho hạt lúa mẩy, bắp đậu quả, mì chắc củ; con khỉ, con vượn đừng vào nương, vào rẫy phá hoại mùa màng...”.

Lễ mừng lúa mới của người Ca Dong thường kéo dài trong 2 ngày. Trong ngày đầu tiên, mọi người chúc mừng thành quả lao động, động viên, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau và mời nhau thưởng thức những ché rượu ghè thơm phức của gia đình. Trong ngày này, hầu như ai nấy đều cùng vui say, ca hát thâu đêm. Sang ngày thứ 2, từ mờ sáng, từng nhóm chàng trai dìu, đưa những người say phải ngủ lại nhà rông về nhà. Đây là dịp để gia đình người say bày tỏ lòng biết ơn với những người đã quan tâm đến người thân của mình bằng cách bắt tặng con gà hoặc con heo, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình. Những con gà, con heo này sau đó được đem sang nhà rông nấu nướng để tiếp tục cuộc vui. Hết lễ, bà con Ca Dong tràn đầy niềm vui, bước vào một mùa nương rẫy mới, với niềm tin mùa màng bội thu, mọi người, mọi nhà ấm no, sung túc.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Mở rộng không gian cho di sản

Mở rộng không gian cho di sản

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

 Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

(GLO)- Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống nên có sự đa dạng, phong phú về các loại hình văn hóa lễ hội. Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa lễ hội trong cộng đồng các dân tộc.
Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.