Độc đáo cuốn sách cổ viết trên lá cây của người Khùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuốn sách cổ khắc chữ lên lá cây có niên đại hàng trăm năm được người Khùa ở tỉnh Quảng Bình cất giữ như một “báu vật”, nội dung của cuốn sách đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Ông Hồ Thoog coi sách lá là báu vật của tổ tiên để lại nên cất giữ rất cẩn thận.
Ông Hồ Thoog coi sách lá là báu vật của tổ tiên để lại nên cất giữ rất cẩn thận.
Người Khùa (thuộc dân tộc Bru – Vân Kiều) ở Quảng Bình sống rác ở những vùng núi biên giới phía Tây các huyện Minh Hóa, Bố Trạch. Hiện nay, địa phận xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa là nơi tập trung số lượng người Khùa sinh sống. Theo như lời của các cán bộ xã Dân Hóa, thì hiện ở xã đồng bào dân tộc Khùa đang lưu giữ một cuốn sách lá cổ, quý hiếm. Cuốn sách cổ có niên đại hàng trăm năm. Đặc biệt, sách sử dụng các văn tự cổ của người Lào khắc lên các miếng lá cây mỏng.
Ông Hồ Thoog. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Hồ Thoog. Ảnh: Hoàng Nam
Người lưu giữ cuốn sách cổ này là ông Hồ Thoong 62 tuổi, trưởng bản Hà Vi (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa). Ông Hồ Thoong cho biết, trước đây ông giữ hai cuốn sách lá nhưng đã giao một cuốn cho các cơ quan nghiên cứu. Nếu không tính cuốn sách đã tặng các nhà nghiên cứu thì cuốn sách lá ông đang giữ là cuốn sách lá duy nhất còn sót lại.
Nói rồi ông Hồ Thoong vào buồng ngủ lấy sách ra giới thiệu. Cuốn sách lá có hình thù kì lạ, thoạt nhìn sách giống như một khúc cây khô. Sách có chiều dài khoảng 50cm, gồm 150 chiếc lá (150 trang), mỗi trang có chiều rộng khoảng 5cm, bên ngoài hai bìa sách được làm từ hai miếng gỗ dày có hình tam giác. Bìa sách và trang sách được liên kết bằng một sợi dây rừng bện lại.
Hai mặt của mỗi trang sách cổ đều có nội dung, cụ thể mỗi mặt của trang sách có 4 hàng chữ và được đánh số thứ tự. Sách còn đặc biệt ở chổ, chữ viết trên các mặt lá là các nét chữ cổ, được người viết dùng vật nhọn khắc lên sau đó dùng loại mực đặc biệt được chế tạo từ mực tàu pha với mật của một loại cá dưới suối tô lên để nét chữ được rõ, không bị phai màu theo thời gian.
“Những trang sách này chính là những chiếc lá thốt nốt (PV- họ hàng với cây cọ ở Việt Nam) được xử lý, còn ngôn ngữ trong sách lá là tiếng Lào cổ. Trước đây, đồng bào Khùa có nguồn gốc ở nước Lào nên sử dụng tiếng Lào để ghi chép lại các hoạt động hằng ngày, các nét văn hóa đặc trưng của mình. Sau này ở Lào chiến tranh ác liệt một bộ phận đồng bào Khùa chạy sang huyện Minh Hóa để lánh nạn và chọn nơi đây để định cư từ đó đến nay”, ông Thoong nói.
Cũng theo ông Hồ Thoong, cuốn sách lá cổ mà ông đang giữ đã được truyền qua nhiều đời, thủa bé đã thấy cụ nội lấy ra dạy cha. Trước đây, hầu như bản người Khùa nào cũng có sách lá tổ tiên để lại, tuy nhiên thời kì chiến tranh nhiều người di tán đã làm thất lạc và hư hại nhiều. Riêng ông thời đó cất kĩ trong hang đá nên vẫn còn giữ lại được.
Trải qua hàng trăm năm, sách lã cổ vẫn nguyên vẹn, các kí tự cổ được khắc tinh xảo lên lá cây mỏng.
Trải qua hàng trăm năm, sách lã cổ vẫn nguyên vẹn, các kí tự cổ được khắc tinh xảo lên lá cây mỏng.
Khi được khỏi về nội dung của cuốn sách đặc biệt này, ông Hồ Thoong suy tư nói: “Hồi đó, buổi tối thắp đuốc lên học được tí sợ máy bay ném bom lại phải tắt nên cũng chưa biết nhiều. Chỉ nghe mấy cụ dặn đây là sách của tổ tiên để lại cần phải cất giữ cẩn thận để truyền cho con cháu đời sau. Theo các cụ nói thì sách này có nội dung giáo dục con cháu siêng năng lao động, hiếu thảo với bậc sinh thành và một phần sách là các bài thơ cổ của người Khùa, còn nội dung cụ thể ra sao tôi cũng không dịch được”.
Theo các già làng ở xã Dân Hóa, cuốn sách là mà ông Hồ Thoong đang lưu giữ là cuốn sách duy nhất còn sót lại ở xã Dân Hóa. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đến tìm hiểu nhưng nội dung của cuốn sách lá này vẫn là một ẩn số. Đồng bào Khùa nhiều lần quay về quê hương Lào đều mang theo sách với hy vọng có người dịch được nội dung nhưng lần nào ông cũng trở về trong thất vọng.
Ông Đinh Thanh Dự, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Sách lá là cuốn sách cổ của người Khùa ghi ghép bằng tiếng Lào. Trước đây, tôi được gặp một số già làng người Khùa thì được biết sách lá có nội dung ca ngợi những vị anh hùng tài giỏi trong đánh giặc, giúp dân, cứu nước, những câu về tấm lòng hiếu thảo và cả những nét văn hóa của dân tộc họ”.
Chia sẻ với phóng viên, Ông Đinh Xuân Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho biết: “Đồng bào Khùa ở xã Dân Hóa khoảng hơn 700 hộ. Họ chung sống hòa nhã với các cộng đồng dân tộc khác trong xã. Hiện nay, đồng bào Khùa đang lưu giữ một cuốn sách lá cổ mang nhiều giá trị văn hóa của một tộc người, tuy nhiên nội dung cụ thể thì chưa ai dịch được. Địa phương cũng nhiều lần liên hệ các nhà chuyên môn dịch nhưng vẫn chưa có kết quả. Chúng tôi cũng mong muốn sớm có người dịch được sách lá giúp đồng bào Khùa hiểu rõ hơn văn hóa của tộc người mình”.
Hoàng Nam-Anh Quốc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.