Đoản khúc làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi khá "choáng váng" trước yêu cầu này. Bởi từ ngày mở rộng, về làng rất dễ để gặp những ngôi nhà tầng sơn màu xanh đỏ, rất dễ thấy những con đường bê tông trải nhựa thay những con đường lát gạch lục nghiêng…



1.

Biết tôi hay đi đây đó ra ngoại thành, một hôm, một người bạn nước ngoài bảo tôi đưa về những làng mạc "quanh quanh Hà Nội".

Không khó đưa anh bạn đi - về trong ngày qua một vệt các làng quê xứ Bắc. Nhưng cái khó lại là khi đã lên xe rồi, anh bạn mới "thòng" thêm một yêu cầu, "nhưng làng nào phải có… nhiều ao làng đẹp".

Tôi khá "choáng váng" trước yêu cầu này. Bởi từ ngày mở rộng, về làng rất dễ để gặp những ngôi nhà tầng sơn màu xanh đỏ, rất dễ thấy những con đường bêtông trải nhựa thay những con đường lát gạch lục nghiêng… Và dễ lắm để thấy những chiếc xe ôtô chạy dọc làng, đậu trong sân của những gia đình khá giả…

Chỉ có điều ao làng…

Xưa, làng nào cũng có vài cái ao. Ao đình. Ao chùa. Ao xóm trên. Ao xóm dưới… Ao, như cái giếng của trời, như cái điều hòa phả khí mát cho làng trên xóm dưới. Ao là nơi Tết đến nhà nhà rộn ràng rửa lá gói bánh chưng, í ới gọi nhau ngả lợn ngả trâu, chia mô chia phần. Ao là nơi xuân sang cả làng nô nức xem các tích trò múa rối nước. Và ao làng, là nơi tuổi thơ mỗi buổi chiều hè nhảy tùm xuống tắm mát. Rồi góc ao này có chiếc cầu ao mòn vẹt là chỗ cả làng giặt giũ chiếu chăn, gánh nước rửa sân rửa ngõ; phía đằng kia là chỗ những bè rau muống, rau rút đang mơn mởn xanh chờ người chèo thuyền ra hái…

Nhưng trước tốc độ đô thị hóa, ao làng hình như là chỗ người ta nhắm đến đầu tiên, để cơi nới, bịt lấp, giãn dân… Những cái ao làng vốn thường không rộng, nay càng dễ dàng… biến mất. Người ta nghĩ lấp ao để làm nhà sẽ tốt… cho dân. Nhưng họ không nghĩ tới điều, làng không có ao sẽ giống con người không có mắt. Làng không còn ao chẳng khác nào phố xá thị thành. Và khi đó, cả làng sẽ biến mất chiếc điều hòa khổng lồ phả hơi mát tưới tắm cho tâm hồn vào ngày đông cũng như ngày hạ.


 

Giếng làng. LÊ BÍCH
Giếng làng. LÊ BÍCH



Về làng bây giờ, hiếm lắm mới gặp được một không gian phóng khoáng. Hiếm lắm mới có một bên là nhà, bên kia là bờ ao nơi có cây dừa cao vút, rặng tre xào xạc tỏa bóng chiều hôm. Càng khó hơn nữa để chứng kiến ở đâu đó người ta dành đất, hiến đất đào ao tạo không gian sống cho con cháu mai hậu. Nhưng thật quá dễ để gặp hai bên đường hai dãy nhà san sát, tầng thấp tầng cao, mái bằng mái chóp. Không gian làng quê đã bị thu hẹp, ngột ngạt cũng xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, lời đề nghị của anh bạn yêu làng Việt qua những câu chuyện kể từ giữa thế kỷ 20 vào những ngày tháng này, bỗng trở nên quá khó…

2.

Một ngày đầu hạ. Trên con đường bụi đỏ, sau khi chạy xe một quãng khá xa, ta bỗng muốn dừng lại. Bỗng nhận ra cái quán lá ven đường. Quán sơ sài, chỉ chiếc bàn và cái chõng tre. Nhưng giữa thời kỳ của đồ hộp, của nước đóng chai, quán sơ sài tới mấy cũng nổi bật những gam màu, những logo thương hiệu. Duy có mấy món bánh quê kiểng, gói bằng mấy thứ lá dân dã gần gũi với ruộng vườn thì thường khuất lấp dưới những mẹt, những đĩa nằm ở góc xa xa. Nhưng ai đã thấy thì sẽ muốn ăn ngay. Ăn như một - cách - nhớ - chậm về tuổi thơ lam lũ đã xa.

Đó là một ngày tôi về thăm quê bạn ở Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ngôi làng nằm êm đềm bên hạ lưu sông Chu.

Quán ven đường, nhìn ra dòng nước mơ màng. Chỉ thiếu một bóng cây đa, cây gạo nữa thì dệt nên một bức tranh thôn quê Việt như trong cổ tích. Bà chủ quán vẫn nhai trầu móm mém, lật bật rót cho khách chén trà xanh và bày lên đĩa mấy chiếc bánh gai vẫn còn âm ấm. Bà bảo trà xanh mới hãm, khách đường xa uống đi, ngon lắm. Uống trà và thưởng thức món bánh gai đặc sản. Quý hơn, bánh này do chính tay bà làm. Bởi bà là con gái làng Tứ Trụ - nằm trong vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra người anh hùng Lê Lợi, Lê Lai.

Bà còn bảo ngày xưa bánh gai vùng này dùng làm lễ vật tiến vua, nay làm để thiết đãi khách sau mỗi lần giỗ tết, đình đám. Nghe bà nói vậy, bỗng thấy cái bánh gai gói lá chuối khô có màu sắc chẳng lấy gì làm bắt mắt kia bỗng trở nên trân quý, thơm thảo biết nhường nào...

Lại bỗng nhớ tới một lần về xứ Đoài ghé chùa Tây Phương. Dưới chân chùa cũng có một quán nhỏ, xung quanh che bằng mấy tấm liếp, sơ sài. Những đứa trẻ con ống quần bên thấp bên cao đang chơi trò trốn tìm phía sau những manh, những liếp che tạm. Nhưng nhớ nhất lại khi ngồi trong quán cũng là một món bánh lá, mà bà chủ bảo đó là "đặc sản bánh tẻ Cầu Liêu".


 

 


Thứ quà quê, được gói bằng 3 - 4 lớp lá, dù đã luộc chín vẫn còn giữ được màu xanh. Bà chủ quán giải thích, xanh bởi được người thợ bánh ở đây dùng bằng loại lá tươi, vừa hái trên cây tre mai về. Còn tre mai? Đó là một giống tre chỉ có ở đồi Gượm, xã Cần Kiệm (Thạch Thất, Hà Nội) ở gần đó. Tre mai cho lá to gần 4 - 5 lần lá tre bình thường. Vì thế lá tre được dùng để gói bánh tẻ, làm nên hương vị đặc biệt của món bánh nơi đây. Đó cũng là điểm khác biệt với bánh tẻ Đường Lâm thường được gói bằng lá dong, lá chuối.

Vẫn với nguyên liệu bột gạo, mộc nhĩ, thịt băm, hành lá nhưng bánh tẻ Cầu Liêu được chế biến khéo với những bí quyết riêng để người ăn đã thưởng thức một lần là nhớ mãi. Để ăn bánh, nhất thiết phải chấm với nước mắm ngon, vắt thêm chút chanh, pha thêm hạt tiêu…

Mới chỉ hai cung đường, đã thấy gần gũi lắm hương vị quê nhà. Đi đâu, bạn ơi, đừng quên ghé quán ven đường ăn bánh lá.

3.

Tuần trước, tôi về thăm ông bác ở chân núi Ba Vì. Về, và giật mình khi thấy giữa sân, dưới vòm cây xanh mát xuất hiện bộ bàn uống nước với 6 chiếc cối đá xanh làm ghế ngồi.

Những chiếc cối đá xanh kiểu này ngày xưa đã từng thân thuộc lắm với nhiều người, trong đó có tôi. Ngày ấy dường như nhà nào cũng có ít thì 1 chiếc, nhiều có khi dăm ba cái. Cái thì được chôn xuống đất để giã gạo, cái thì được dùng đập lúa mỗi mùa gặt về… Sau này, nhiều nhà dùng cái cối đá xanh này đựng nước gạo cho lợn ăn. Sau nữa, khi thùng xô nhôm nhựa phát triển, kinh tế dư dả không phải chắt bóp, đắp đổi thì những chiếc cối đá xanh này… ra xó cổng "ngồi chơi quanh năm". Cũng có khi nó trở nên có tác dụng, đó là khi gia chủ lăn về góc sân chèn cột ăng-ten tivi cho gió khỏi xoay vần làm nhiễu sóng. Rồi chiếc cối đá nào bục đáy thì được tận dụng làm chậu trồng mấy cây quất, cây chanh…

Nhưng rồi cái sự nặng của cối đá xanh khiến cho ai nấy đều ngại. Thành thử nhà nào nhà ấy cứ bằng cách này hay cách khác loại khỏi sân vườn. Cối đá xanh thân thuộc là thế cứ từ từ biến mất khỏi đời sống của cư dân Việt.

Thế nên, hôm nay, dưới tán cây xanh một ngày nắng tháng 6, ngồi uống chén nước trà xanh dưới bộ bàn xếp bằng cối đá xanh này, chợt nhiên tôi thấy ký ức cứ ùa về, chật ních.

Hỏi ra, ông bác bảo mới nhờ người mua hộ, cũng là vì nhớ quê, nhớ tuổi thơ một thời nơi mà những chiếc cối đá xanh đã giúp cho biết bao đứa trẻ có những ngày chơi đùa mòn nhẵn.

Mà đá xanh đâu chỉ có những chiếc cối này. Còn có cả những chiếc cối xay đậu tương nữa. Rồi nhiều ngôi làng, nơi đầu làng cuối ấp còn có những phiến đá xanh to rộng. Thường là được đặt dưới một gốc cây cổ thụ. Làng tôi phiến đá xanh chiều ngang quãng 1,5m, chiều dài gần 3m, dày tới gần 40cm. Nghe nói, xưa các cụ đã phải lợi dụng con nước mới mang được phiến đá này về, rồi phải nhiều sức thanh niên trai tráng mới đưa được lên kê kích chắc chắn dưới gốc gạo già cho bọn trẻ con chơi đùa chạy nhảy tới nhẵn thín.

Lại thêm những "ông chó đá" quanh năm suốt tháng ngồi canh nơi đầu làng. Ai đi xa cũng đều nhớ về những con chó đá này. Người làng gọi là Thần Cẩu. Ông Thần Cẩu nơi đầu làng như một biểu tượng, thường được làm bằng đá xanh, to nhỏ là tuỳ theo ý nguyện của từng cộng đồng dân cư của làng. Vào những ngày rằm, mùng một hay ngày Tết người trong làng thường thắp hương cầu mong những điều tốt đẹp, thuận lợi, an lành cho làng mình.

Cũng như những chiếc cối đá, ông chó đá nơi đầu làng, hay những phiến đá xanh mát lịm mỗi chiều hè nơi đầu làng Việt đang dần mất đi, rời khỏi mỗi ngôi làng. Nó chỉ còn lại trong ký ức của một lớp người…

Đừng tưởng đá vô tri. Đá cũng có hồn…



https://danviet.vn/doan-khuc-lang-20210616145748509.htm

 Tản mạn của Hoàng Thu Phố
(Dẫn nguồn Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.