Đô thị Hà Nội thay đổi ra sao sau 10 năm nỗ lực đầu tư?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua 10 năm nỗ lực giảm ùn tắc giao thông sau khi chính thức mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII (1/8/2008-1/8/2018), Hà Nội đã giảm được phần lớn các điểm đen ùn tắc, số điểm phát sinh mới cũng giảm dần. Đây là nỗ lực của Hà Nội với các giải pháp từ chính sách tới hạ tầng.


Bộ mặt giao thông đô thị thay đổi rõ nét

UBND TP Hà Nội cho biết, trong 10 năm qua, Hà Nội đã đồng bộ triển khai các giải pháp, từ chính sách đến xây dựng hạ tầng đô thị, hướng tới giảm ùn tắc giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại và cuộc sống của người dân.

Theo đó, các tuyến đường Vành đai cơ bản được khép kín, như tuyến đường Vành đai 1 ô Chợ Dừa - Hoàng Câu; xây dựng khép kín đường Vành đai 2, đoạn Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc – cầu Chui – Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Minh Khai; xây dựng một số đoạn tuyến của tuyến đường Vành đai 2,5: đoạn Nguyễn Văn Huyên, đoạn Trung Kính, đoạn Hoàng Minh Giám; xây dựng một phần tuyến đường đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm, đồng thời đang triển khai xây dựng phần đường Vành đai 3 cao tốc cho đoạn cầu Thăng Long - Mai Dịch.


 

 Giao thông đô thị Hà Nội đã có sự thay đổi rõ rệt trong 10 năm qua
Giao thông đô thị Hà Nội đã có sự thay đổi rõ rệt trong 10 năm qua

Hà Nội đã hoàn thành hệ thống đường dẫn cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, hoàn thành xây dựng cầu Nhật Tân và đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài. Đây là một trong những điểm nhấn giao thông quan trọng, để lại ấn tượng với người dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Một loại hình vận tải khách công cộng mới cũng đang được Hà Nội gấp rút triển khai, hướng tới mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, giảm phương  tiện cá nhân. Hiện đang khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 3, Nhổn- Ga Hà Nội. Đồng thời với đó, cải tạo, chỉnh trang nhiều tuyến phố như Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai…

Đối với quy hoạch giao thông tĩnh, Hà Nội đã lập quy hoạch xây dựng các bến, bãi đỗ xe, giao Sở GTVT Hà Nội  phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, lập Đồ án và trình cấp có thẩm quyền để thẩm định phế duyệt Đồ án.

Hiện nay, Đồ án đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng thành phố xem xét có ý kiến, Viện Quy hoạch xây dựng đang triển khai hoàn chỉnh Đồ án theo ý kiến của cơ quan thẩm định. Theo đó, qua 10 năm, số điểm đen ùn tắc giao thông từ 124 điểm vào năm 2010, hiện chỉ còn 37 điểm.

Đặc biệt, vận tải khách công cộng của Hà Nội từ 2008 đến 2018 đã có bước tiến vượt bậc, từ việc mở rộng mạng lưới hoạt động ra 30 quận, huyện, thị xã, tới việc nâng cao chất lượng phục vụ.

Nhờ vậy, sau 10 năm vận tải hành khách công cộng  bằng xe buýt Hà Nội có 112 tuyến, tăng 64% so với năm 2008. Mạng lưới xe buýt với sản lượng trên 430 triệu lượt hành khách/năm.

Đặc biệt từ ngày 1-1-2017, Hà Nội đã đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh BRT 01 bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã. Sản lượng năm 2017 đạt gần 5 triệu lượt khách,  bình quân 40,1 khách/lượt, 13.667 khách/ngày. Nhờ có làn đường dành riêng, xe BRT chạy được thông thoát, êm thuận, tốc độ chạy xe trung bình gần 20km/h (chạy nhanh hơn 30% so với buýt thường). Tỷ lệ hành khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng tuyến buýt BRT đạt 58,6%.

Đây là tuyến có sản lượng khách vé tháng một tuyến cao nhất, doanh thu đứng thứ 3 toàn mạng lưới. Hiện, thành phố đang nghiên cứu đầu tư tăng thêm các tuyến đường có làn đường dành riêng cho xe buýt: Tăng cường thêm 1 làn đường dành riêng cho xe BRT với chiều  dài 14,77 km.

Tiếp tục đầu tư mạnh từ vành đai 4 trở vào

Trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ tập trung tối đa nguồn lực để triển khai cho khu vực đô thị trung tâm từ Vành đai 4 trở vào như cơ bản kép kín các tuyến đường vành đai, bao gồm Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5; hoàn thành hệ thống cầu vượt sông Hồng và một số trục đường hướng tâm, đường trục chính đô thị chủ yếu; hoàn thành một số đoạn tuyến trên cao của đường Vành đai 2.

Về đường sắt đô thị, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng 2 tuyến đường sắt đô thị đang triển khai thi công là tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; khởi công tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) do Bộ GTVT đầu tư, đồng thời phấn đấu khởi công thêm tối thiểu 1 tuyến đường sắt đô thị do TP Hà Nội đầu tư; triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với một số tuyến đường sắt đô thị thuộc khu vực đô thị trung tâm.

Bên cạnh đó, sẽ tập trung giải quyết, xử lý và khắc phục các điểm thường xuyên có nguy cơ ùn tắc  giao thông; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tế và nhu cầu của lưu lượng giao thông tại từng thời điểm, đảm bảo không xảy ra ùn tăc giao thông.

Đặc biệt, Hà Nội đặt mục tiêu từng bước thiết lập hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: Xây dựng trung tâm quản lý điêu hành vận tải hành khách công cộng, Trung tâm điêu hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông, Trung tâm điều hành mạng lưới đường cao tốc trên địa bàn thành phố; thiết lập các hệ thống kiểm soát phương tiện và tải trọng phương tiện, hệ thông giám sát hành trình cho xe tải, xe khách...

TP sẽ thí điểm sử dụng năng lượng sạch trong giao thông vận tải; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi truờng giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”.

Ngân Tuyền (ANTD)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp về xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2025.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.