Đìu hiu làng tái định cư Lơ Bơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào Tây Nguyên lập nghiệp, hàng chục hộ người Dao ở làng Lơ Bơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) được tạo điều kiện sinh sống tại khu tái định cư với kinh phí đầu tư xây dựng hơn 3 tỷ đồng. Song hiện nay, khu tái định cư này lại trở nên đìu hiu, vắng vẻ bởi người dân không mặn mà với nơi ở mới.
Một ngôi nhà ở khu tái định cư trở thành... chuồng bò. Ảnh: L.V.N

Một ngôi nhà ở khu tái định cư trở thành... chuồng bò. Ảnh: L.V.N

Những ngày này, gia đình ông Triệu Sinh Thành-Phó Trưởng thôn Lơ Bơ đã chuyển về ở tại làng cũ để tiện thu hái hơn 1 ha cà phê. Ông Thành cũng như nhiều gia đình người Dao khác bỏ lại ngôi nhà được Nhà nước hỗ trợ xây dựng trong khu tái định cư cách đó chừng 3 km để sống gần nương rẫy. “Mình ở đây quen rồi, đất đai rộng rãi có thể nuôi thêm con gà, con heo, chứ ở khu tái định cư không nuôi được. Ở làng cũ đất đai màu mỡ còn trồng được cây cà phê, gia đình cũng tiện trông nom, phơi phóng, bảo quản còn khu tái định cư thì bất tiện lắm”-ông Thành chia sẻ.

Không chỉ gia đình ông Thành, hàng chục hộ người Dao khác cũng mong được trở lại làng cũ vì sẵn nhà cửa, đất đai làm ăn thuận lợi. Để đảm bảo cuộc sống lâu dài ở đó, nhiều hộ mắc điện mặt trời hoặc sử dụng máy phát điện nhỏ chạy bằng nước, một số hộ đào giếng dùng máy bơm lấy nước sinh hoạt.

Trái ngược với khung cảnh rộn ràng, vui tươi của làng cũ lúc vào mùa, tại khu tái định cư, những ngôi nhà có diện tích khoảng 30-40 m2 thưng bằng ván gỗ, mái lợp tôn hầu hết đều cửa đóng then cài. Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang, bị xuống cấp. Một số nhà còn trở thành… chuồng bò hoặc được gia chủ “cho thuê” với giá 0 đồng để giữ nhà, đất.

Trò chuyện cùng P.V, anh Đặng Thắng Hoa cho hay: “Tôi ở Bắc Kạn mới vào đây không lâu. Chưa có đất đai, nhà cửa nên tôi mới xin ở nhờ chủ căn nhà này. Chủ nhà ở trong làng cũ chứ không ra nên giờ chỉ có mình tôi. Họ cho ở miễn phí, chủ yếu để nhà có người trông nom. Gọi là khu tái định cư nhưng ở đây buồn lắm”.

Bể nước tự chảy của khu tái định cư ít khi được sử dụng. Ảnh: Văn Ngọc

Bể nước tự chảy của khu tái định cư ít khi được sử dụng. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện nay, ở làng tái định cư, các tuyến đường đã được bê tông kiên cố; điện cũng được đấu nối đến tận nhà. Tuy nhiên, khu bể nước tự chảy thì đã hư hỏng, cỏ mọc um tùm. Ông Thành giãi bày: “Khu tái định cư có 43 hộ nhưng hiện chỉ có khoảng 10 hộ sinh sống. Một số hộ đi cạo nhựa thông ở xa, 1 năm chỉ về đôi lần vào dịp Tết, còn hầu hết đã quay về làng cũ. Chúng tôi tuân thủ quy định của Nhà nước, đồng ý về khu tái định cư ở để được cấp sổ đỏ nhưng thâm tâm vẫn muốn về làng cũ. Ở làng cũ, đường sá khá thuận lợi, lũ trẻ đến trường cũng khoảng gần 3 km chứ không xa xôi gì”.

Theo tìm hiểu của P.V: Năm 2008, nhiều hộ người Dao từ các tỉnh phía Bắc di dân tự do vào xã Chư Kêy. Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn do giao thông trắc trở. Vào mùa mưa lũ, học sinh phải nghỉ học khi nước lớn. Công tác quản lý nhà nước, an ninh trật tự tại khu vực này cũng gặp những khó khăn, phức tạp. Do đó, năm 2018, UBND huyện Kông Chro triển khai Dự án ổn định dân di cư tự do tại làng Lơ Bơ với kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Đồng thời, 43 hộ dân khu tái định cư được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ cho chi phí ban đầu để xây dựng, di dời nhà cửa.

Ông Đinh Xuân Hưởng-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Kêy-lý giải: “Khu tái định cư trông vắng vẻ vì đang vào mùa vụ, người dân phần lớn ở lại nơi sản xuất để thu hoạch. Thêm nữa, năm 2022, UBND huyện phân bổ kinh phí cho UBND xã làm 2,6 km đường bê tông nối từ làng Lơ Bơ vào khu sản xuất của làng Dao cũ. Việc đi lại thuận lợi nên nhiều hộ thường xuyên ở làng cũ”.

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho hay: “Dự án vào thời điểm đó là cấp thiết, có ý nghĩa rất lớn. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, y tế, an ninh trật tự mà còn giúp đảm bảo công tác quy hoạch đất đai và bảo vệ môi trường rừng. Khu vực làng cũ vốn là đất lâm nghiệp không nằm trong khu quy hoạch dân cư nên không thể xây dựng điện, đường, các công trình công cộng… Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con về sống ổn định ở làng tái định cư”.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.