Điều đặc biệt hiếm trong ngày cúng ông Công ông Táo năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo tập tục, ngày 23 tháng Chạp sau khi cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái lau dọn vệ sinh bàn thờ... để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.
Khi thực hiện rút tỉa chân nhang mọi người cần chú ý không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ
Khi thực hiện rút tỉa chân nhang mọi người cần chú ý không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Tổng Giám đốc tại Công Ty Phong Thuỷ VNN) cho biết, năm Tân Sửu 2021 có một điều đặc biệt hiếm gặp là ngày 23 tháng Chạp ngày cúng ông Công ông Táo lại trùng với ngày Lập Xuân 4/2/2021. 
Theo văn hóa Á Đông, vào ngày Lập Xuân - ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân mở đầu 24 tiết khí trong năm là ngày rất quan trọng. Trong các di chỉ cổ đã ghi rất kĩ việc ngày Lập Xuân vạn vật tại nội gia phải an yên, con người tâm thái bình tĩnh, tích cực đón chào vận khí mới.
Trong ngày 23 tháng Chạp, theo tập tục sau khi cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái lau dọn vệ sinh bàn thờ, tổng vệ sinh nơi thờ cúng và nhà cửa luôn để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy Song Hà cho rằng, vào những năm đặc biệt, thủ tục sẽ phải khác hơn tùy biến linh hoạt phù hợp lễ nghi.
Dù chúng ta cúng ông Công ông Táo ngày nào, trước 23/12 âm hay đúng ngày 23/12 âm vẫn phải tiến hành lau dọn bàn thờ, tổng vệ sinh nhà cửa trước khi bắt đầu bước vào tiết Lập Xuân, tiết khí đầu năm mới. Năm 2021 Lập xuân bắt đầu từ 21h59 phút ngày 3/2/2021 tức đêm 22/12/2020 âm lịch. 
Bởi vậy, những công việc bao sái đồ thờ, dọn dẹp nhà cửa như dựng giường lau dọn phòng ngủ, chuyển két sắt lau dọn khu tài vị, tháo bếp lau dọn bếp nấu, di chuyển bàn ghế lau dọn phòng khách, tháo lắp trần nhà... nên tiến hành trước 21h ngày 3/2/2021.
Nếu gia đình nào cúng ông Công, ông Táo sớm trước 23 tháng Chạp nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng. Còn những gia đình cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, cúng xong để an yên và sang ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang. 
Vì ngày 23 tháng Chạp trùng ngày 4/2 ngày Lập Xuân không thể rút tỉa chân nhang được sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.
Ngoài ra, khi thực hiện rút tỉa chân nhang mọi người cần chú ý không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ. Nếu gia đình nào vì bàn thờ mối mọt, cong vênh, nứt vỡ hay bát hương nứt, bát hương đồng gỉ cần phải đánh bóng hay đơn giản là muốn chuyển bàn thờ sang vị trí tốt hơn ... buộc phải thay bàn thờ, thay bát hương, buộc phải di chuyển thì sau khi chuyển vị ban án thờ, chuyển vị bát hương phải làm lễ an vị bát hương, an vị ban án thờ ngay.
Chuyên gia phong thủy khuyên, khi thực hiện rút tỉa chân nhang phải một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút dần chân nhang. Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên, lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.
Các gia đình nên chuẩn bị nước ngũ vị hương và rượu gừng pha vào nhau tạo 7 mùi hương là 7 vía của trạch chủ thường là nam nhân trong gia đình. Nếu nam nhân làm chủ khí trong nhà để lại 17, 27, 37 chân nhang. Nếu nữ nhân làm chủ khí trong nhà (trường hợp mẹ góa con côi hay bà mẹ đơn thân) để lại 19, 29, 39 chân nhang.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, phòng thờ tối kị mở toang các cửa phòng thờ ra. Ánh nắng, ánh sáng dương quang chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí phạm Dương Quang Sát. Phòng thờ quanh năm buông rèm tối tránh ánh sáng bên ngoài, được dùng điện phía trong và 24/24h bật 2 cây đèn đỏ hoặc đèn vàng.
Theo Phương Thuận (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.