Đi tìm màu tím hoa sim - Kỳ cuối: Tình anh còn mãi ngàn sau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 18-3-2010, nhiều hãng tin, báo chí tiếng Việt trong và ngoài nước đều đưa tin thi sĩ Hữu Loan qua đời, tác giả tuyệt phẩm Mầu tím hoa sim đã trải xong đoạn trường 94 năm dạo cõi phù sinh để về miền thi ca vĩnh hằng.
Chân dung Hữu Loan qua nét vẽ của họa sĩ Bùi Quang Ngọc - Ảnh do gia đình cung cấp
Chân dung Hữu Loan qua nét vẽ của họa sĩ Bùi Quang Ngọc - Ảnh do gia đình cung cấp
Con cháu cho hay - ông minh mẫn đến phút cuối đời và ra đi như ngọn đèn dầu đã cạn.
Đời thanh thản, cười tinh anh
Trong năm cuối đời, ông Mai Văn Lễ, chồng con gái thứ 3 Nguyễn Thị Hà, mỗi ngày thường ba bữa lo cơm cháo chăm sóc bố mẹ vợ. Thời điểm ấy, vợ chồng ông mở hàng ăn ở thôn 2, xã Nga Nhân (Nga Sơn, Thanh Hóa), cách nhà bố mẹ hơn cây số. 
Mỗi sáng, bà Hà đi chợ mua con cá ngon hay con cua gạch về, ông đem đến nấu mời bố mẹ. Mỗi bữa, ông Lễ bới cháo lươn, bữa cháo thịt bò băm nhỏ hoặc bò băm cùng lươn xé nhỏ trộn đều vào cháo. Người bố vợ cũng rất thích món cháo nấu bằng dây chằng gan lợn băm nhỏ, hầm với nước xương lươn.
Tôi ở đơn vị về/ Cưới nhau xong là đi/ Từ chiến khu xa/ Nhớ về ái ngại/ Lấy chồng thời chiến binh/ Mấy người đi trở lại/ Nhỡ khi mình không về/ Thì thương/người vợ chờ/bé bỏng chiều quê... (Trích: Mầu tím hoa sim)

"Bố thường băn khoăn: "Được ăn sướng thế này, bố vẫn cứ thương những người khổ". Tôi bảo "Bố ạ, giờ người bình thường ăn sướng hơn rồi". Bố bảo "Thật à? Bố vẫn cứ thương người đói thôi", ông cứ nghĩ về người khác như thế", ông Lễ chia sẻ.

Đang ngồi bán trái cây ở chợ Nga Phượng, con gái thứ 3 Nguyễn Thị Hà nói sau 10 năm xa biệt nhưng hình ảnh người bố, nhất là những nụ cười hiền từ, tinh anh cứ hằn in trong tâm trí.
Bà rỉ rả: "Những lần cuối, bố cứ nhắc tôi: "Bố chỉ hơi lăn tăn là không có gì để lại cho các con, bởi bố nghèo". Tôi trả lời: "Chúng con không phàn nàn về những cái đó. Bố cho chúng con bộ óc thông minh để làm ăn với mọi người, chúng con mãn nguyện lắm rồi". "Con cũng nghĩ như thế à!", bố nói rồi cười. 
Bố suốt đời vất vả như thế, vậy mà bố thường khoe với chúng tôi là "Bố vẫn là người sướng nhất, sướng hơn mọi người. Bởi mọi chuyện đều tự tay bố làm nên, không lấy gì của ai, bố rất thanh thản", bà Hà hồi tưởng nụ cười tinh anh người bố lúc ấy. Bà nói tiếp: "Nghĩ về bố, tôi luôn tự hào".
Minh mẫn đến phút cuối
Bị thấp khớp do tuổi già, từ năm 2009, Hữu Loan bắt đầu yếu dần và nằm trên chiếc giường trong căn phòng nhỏ, cửa sổ hướng ra ao cá, phía bên kia là ngôi nhà cũ tự tay dựng nên. "Lúc bấy giờ, mỗi thứ bảy, chủ nhật tôi đều tranh thủ chở vợ con từ Hà Nội về chơi với bố mẹ. Lúc ấy, tôi cũng cảm giác là bố đã rất yếu rồi. Bố nằm lâu, tôi còn mua cái nệm nước về cho bố nằm đỡ xót lưng", người con trai Nguyễn Hữu Đán kể lại.
Bệnh già làm giọng ông bắt đầu yếu đi, bản thân không tự trở mình ngồi dậy được, nhưng ông vẫn biết mọi sự xung quanh. Cuối năm 2009, con cháu nhà thơ vẫn nhớ chuyến thăm đặc biệt của ông Nguyễn Quốc Triệu, lúc ấy là bộ trưởng Bộ Y tế. Ông Đán kể: "Ông Triệu cho biết mình đã yêu bài Mầu tím hoa sim từ ngày còn sinh viên trường y, và bài thơ đi theo suốt thời gian ông Triệu vào chiến đấu tại chiến trường ác liệt nhất hồi đó là Quảng Trị. Một chuyến công tác tại Hòa Bình, ông Triệu nghe người ta mở bài hát Mầu tím hoa sim và nhớ ra năm 2009 là tròn 60 năm bài thơ ra đời, nên ông về Thanh Hóa thăm tác giả bài thơ".
Sự minh mẫn của tác giả Hữu Loan thể hiện rõ khi nằm trên giường, ông vẫn cười vui khi nghe người đến thăm ngâm thơ. Đến đoạn "gió sớm thu về dờn dợn nước sông", thi sĩ đang mắt lim dim bỗng mở sáng: "rờn rợn chứ không phải dờn dợn". Cũng trong những ngày cuối, người cháu Nguyễn Hữu Dũng hay tin chú yếu, đóng vội cửa chùa ghé sang thăm: "Khi tôi vào nhà, thấy vài người vây quanh, tôi kêu "Chú ơi, cháu bận quá, giờ mới đến thăm chú được". Thấy tôi, ông còn bảo một người con: "Lấy cái gói bánh quy vừng cho Dũng ăn", vốn là loại bánh ông biết tôi rất thích. Trước khi ra đi chú vẫn minh mẫn lắm".
Dường như chính nhà thơ cũng cảm nhận được sự ra đi của mình. Người con trai Nguyễn Hữu Vũ kể: "Những ngày gần cuối đời, bố tôi thường xuyên bảo: "Tau thấy mẹ tau về". Kiểu như bố tôi cảm nhận bà nội tôi về rủ ông đi. Thấy chúng tôi thắp nhang lên bàn thờ mẹ Ninh ("nàng thơ" Mầu tím hoa sim), ông cũng dặn nhớ cúng giỗ bà to vào".
Giờ phút nhà thơ Mầu tím hoa sim chia lìa cuộc thế có người con dâu trưởng ở thôn kế bên sang chăm sóc cho bố mẹ chồng. Bà Nguyễn Thị Hương, con gái Hữu Loan ở cách đó chừng 10 cây số, kể lại: "Lúc đó, khoảng 6 giờ tối, chị dâu tôi mang cháo lên cho cụ thì cụ bảo: "Để bố nghỉ tí đã, bố còn hơi mệt, lát bố ăn". Chị dâu tôi quay ra lo cơm nước cho mẹ, lúc vào lại thì đã thấy cụ nằm yên. Bóp tay cho cụ thì mới hay cụ đã đi rồi. Mẹ tôi báo, tôi chạy sang, lúc ấy khoảng 7 giờ hơn". 
Ký ức bà Hương vẫn còn nguyên giờ phút ấy bên bố: "Cụ ra đi với nét mặt tươi như đang cười, trông rất thanh thản. Như ngọn đèn hết dầu rồi cụ đi thôi".
Hữu Loan và Phạm Duy - tác giả Áo anh sút chỉ đường tà phổ thơ Màu tím hoa sim, tại căn nhà ở Vân Hoàn ngày 25-9-2006 - Ảnh: PHONG QUANG
Hữu Loan và Phạm Duy - tác giả Áo anh sút chỉ đường tà phổ thơ Màu tím hoa sim, tại căn nhà ở Vân Hoàn ngày 25-9-2006 - Ảnh: PHONG QUANG
Nhập cùng hồn nước
Nhà thơ Hữu Loan ra đi, chật kín người về đưa tiễn, phúng viếng. Những người ở vùng Nga Sơn, Thanh Hóa vẫn cho đó là đám tang lớn nhất từ trước đến nay. "Sân đình Vân Hoàn lúc ấy không còn chỗ đậu xe. Vòng hoa không biết bao nhiêu mà kể. Đến ngày đi tiễn, người đưa nối dài hơn cả cây số từ sân nhà ra đến tận đất mộ phần", bà Hương kể.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn VN, xúc động đọc điếu văn: "...Ai đã đến với Hữu Loan dù chỉ một lần thì không bao giờ quên... Từ thơ ông và từ con người ông toát lên vẻ đẹp thuần khiết của một thi nhân và ngọn lửa ấm của một nghệ sĩ cách mạng. Hữu Loan là sở hữu tinh thần hôm qua, hôm nay và mai sau của chúng ta. Những gì mà ông đã để lại sẽ còn mãi mãi với quê hương và đất nước và sẽ được các thế hệ đời sau nhớ mãi.
Nhớ mãi nhà thơ chiến sĩ, nhớ mãi một nghị lực, một tấm gương hiếm có, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để giữ trọn sự cao khiết của hồn thơ. Hình ảnh thi nhân chở đá xây đời từ sự thật đầm đìa mồ hôi đã thành biểu tượng cao lộng... Từ hồn quê, hôm nay Hữu Loan nhập cùng hồn nước. Gánh nặng của đời thi nghiệp thơ giờ đây ông dồn lên vai tất cả chúng ta...".
Một năm sau, về Vân Hoàn dự giỗ đầu nhà thơ Mầu tím hoa sim, nhà văn lịch sử Hoàng Quốc Hải được nghe lại lời điếu văn mà lòng còn "rờn rợn": "Giọng nhà thơ Hữu Thỉnh đọc điếu văn cứ vang lên thể hiện sự xúc động. Ai cũng khen bài điếu văn hay, bởi nó toát lên được cái thần thái và cả những quặn thắt đoạn trường trong sự nghiệp của nhà thơ Hữu Loan - một nhân cách, một tài năng, một cá tính độc đáo... Rõ ràng nhà thơ Hữu Loan được tôn vinh về phẩm giá và sự nghiệp".
“Ngày ông mất, bà ngoại tôi không khóc, nước mắt người già đã khô cạn, không kịp vắt đủ mấy giọt minh chứng cho nỗi đau của chia xa vĩnh viễn. Tôi cũng không khóc. Lúc còn sống, ông vẫn nói với chúng tôi: sống trên đời này chỉ là cõi tạm, còn cuộc sống dưới kia (chỉ âm phủ) mới là cõi vĩnh hằng.
Nên ông nhắc nhở đám cháu nội - ngoại của ông, phải sống sao cho đẹp, cho hay để khi về “bên kia” không còn gì để nuối tiếc. Ông luôn nhắc nhở chúng tôi không được sát sinh. Mỗi sinh vật đều có sự sống, đều ham sống, sợ chết, sợ đớn đau như con người ...” - Mỵ Quỳnh Lê - tạp chí Xứ Thanh, 11-2019.
Theo THÁI LỘC - SƠN LÂM (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.