Đi làm ngày Quốc khánh 2/9, người lao động được hưởng chế độ thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nếu người lao động phải đi làm vào ngày nghỉ lễ thì sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ (nếu có).

Lễ Quốc khánh 2/9 (hay còn gọi là Tết Độc lập) là một trong những kỳ nghỉ lễ lớn được nhiều người mong đợi nhất trong năm. Tuy nhiên, không phải người lao động (NLĐ) nào cũng được nghỉ trọn vẹn 4 ngày trong dịp Quốc khánh năm nay.

Có những người lựa chọn hoặc bắt buộc phải đi làm vào dịp lễ do tính chất công việc. Vậy chế độ khi nghỉ việc hoặc làm việc của người lao động vào ngày nghỉ lễ 2/9 như thế nào?

Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023, NLĐ sẽ bắt đầu từ thứ Sáu ngày 1/9 đến hết thứ Hai ngày 4/9. Ảnh minh họa: KT

Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023, NLĐ sẽ bắt đầu từ thứ Sáu ngày 1/9 đến hết thứ Hai ngày 4/9. Ảnh minh họa: KT

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Gia (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chia sẻ cùng độc giả như sau:

Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc vào ngày nghỉ lễ

Tại Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày nghỉ lễ, tết sau đây:...

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);”

Như vậy, Lễ 2/9 người lao động sẽ được nghỉ làm việc trong 02 ngày và được hưởng nguyên lương.

Căn cứ Điều 111 Bộ luật lao động 2019 quy định Nghỉ hàng tuần như sau:“3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”

Như vậy nếu lịch nghỉ lễ 2/9 rơi vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp và vẫn được hưởng nguyên lương.

Năm 2023, ngày nghỉ lễ quốc khánh rơi vào ngày thứ 6 và thứ 7, do đó người lao động sẽ được nghỉ vào thứ 6, thứ 7 và chủ nhật. Trường hợp ngày thứ 7 là ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động còn được nghỉ bù vào ngày kế tiếp đó là ngày thứ hai. Do vậy, vào kỳ nghỉ lễ này, người lao động được nghỉ lễ 04 ngày.

Trường hợp người lao động phải đi làm vào ngày nghỉ lễ 2/9

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2019 thì đi làm vào ngày nghỉ lễ được xác định là làm thêm giờ và người lao động sẽ được hưởng lương làm thêm giờ. Tại Điều 98 có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm vào ngày lễ Quốc khánh như sau:

“ 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

...

c) Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

...”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, nếu người lao động phải đi làm vào ngày nghỉ lễ thì sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ (nếu có). Tức là người lao động được trả 300% lương do làm thêm và 100% lương của ngày nghỉ lễ Quốc Khánh.

Ví dụ, vào năm 2023 đợt nghỉ lễ 2/9 rơi vào ngày thứ 6 và thứ 7, nếu hai ngày này là hai ngày làm việc trong tuần và người lao động đi làm vào ngày này thì mức lương người lao động được hưởng được tính ít nhất bằng 400% cho một ngày làm việc.

Ngoài ra, trong đợt nghỉ lễ 2/9 người lao động còn có thể được hưởng tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019. Tuy nhiên, khoản tiền thưởng này không phải là quy định bắt buộc mà tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả hoàn thành công việc cũng như chế độ của người sử dụng lao động.

Link bài gốc: https://vtc.vn/di-lam-ngay-quoc-khanh-2-9-nguoi-lao-dong-duoc-huong-che-do-the-nao-ar816658.html

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

(GLO)- Ngày 27 và 28-11, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 xã Ia Din và Ia Dom.
Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết

Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành TTHC mới, bảo đảm các TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện và công bố đầy đủ, công khai, kịp thời theo quy định. Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định TTHC trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đãi ngộ người tài

Đãi ngộ người tài

Theo tờ trình của UBND được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp thứ 12 khóa X ngày 11-11, các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ (KH-CN) công lập sẽ được hưởng thu nhập ưu đãi, cao nhất lên tới 120 triệu đồng/tháng.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

(GLO)- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền và các doanh nghiệp trong tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt là giúp NLĐ hiểu rõ các chính sách, tìm cơ hội phù hợp với năng lực cũng như nhận biết dấu hiệu bị lôi kéo, dụ dỗ đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Mặc dù số lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, song chủ yếu là lao động phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp với các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thiếu vốn, thiếu thông tin và kiến thức, hạn chế về tay nghề cũng là rào cản khiến công tác XKLĐ gặp không ít khó khăn.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Nhằm thúc đẩy công tác đưa người lao động (NLĐ) làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, vay vốn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước là động lực để ngày càng có nhiều NLĐ đăng ký làm việc tại nước ngoài.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

(GLO)- Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên học tại phân hiệu các trường đại học đứng chân trên địa bàn tỉnh và Trường Cao đẳng Gia Lai đều tìm được việc làm phù hợp. Có được kết quả này là nhờ các cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.
Triển khai các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

Triển khai các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

(GLO)- Là một trong những nội dung của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký phê duyệt. Theo đó, chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.