Đèn Hoa Kỳ một thuở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến, cái đèn Hoa Kỳ gần gũi thiêng liêng quá. Nó như báu vật của Aladin giúp tuổi thơ đi qua khốn khó mà thành người! 
Thời chiến tranh, con người buộc phải thích nghi với cuộc sống thiếu thốn, mong manh giữa sự sống và cái chết. Tại vùng nông thôn phần lớn vẫn là nhà tranh vách đất. Bữa tối, hôm có trăng thì ăn cơm sáng trăng trên cái chõng tre đặt giữa sân đất, lúc tối trời phải bằng mọi cách ăn trước lúc trời sập xuống. Đèn còn rất hiếm, mà thắp sáng lại sợ máy bay.
Những ngọn đèn Hoa Kỳ thắp bằng dầu hỏa, chủ yếu dành cho trẻ con học bài. Đèn Hoa Kỳ làm bằng sắt tây, một loại sắt tấm mỏng mạ thiếc, không dày cứng như tôn lợp nhà. Đèn gồm 1 cái phao đựng dầu, phần trên vuốt nhỏ lại, có ren để vặn phần cổ đèn. Thân đèn được dập và hàn bằng thiếc trắng. Cổ đèn có ống xâu bấc đèn, gắn một cái hoa khế để vặn bấc lên cao hoặc hạ thấp, điều chỉnh độ sáng. Xung quanh cổ đèn có những lá sắt hình hoa xương rồng để gắn chụp đèn thủy tinh.
Cái đèn ấy xuất phát từ Hoa Kỳ trước thời nhà sáng chế Edison phát minh ra bóng điện. Khi bóng điện mới ra đời, các vua dầu lửa bị sốc, họ sợ bóng đèn điện tỏa sáng ưu thế không có khói, lại cơ động không ngại gió mưa.
Nỗi lo cạnh tranh của bóng điện đã thúc đẩy người Mỹ chuyển giao đèn Hoa Kỳ sang Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới, đến lúc đó vẫn thắp đèn bạch lạp hồng lạp, là thứ đèn dùng nguyên liệu sáp paraffin. Ban đầu, người Mỹ biếu người Trung Quốc mấy chuyến tàu thủy đèn Hoa Kỳ, mỗi cái đèn có 1 phao dầu đầy (đó là thuật “cho đèn, bán dầu”). Thế là chiếc đèn kỳ diệu ấy đã nghiễm nhiên tồn tại trong mỗi gia đình Trung Hoa.
Sau vì thấy sự thuận tiện, sinh nghiện ánh sáng đèn Hoa Kỳ, người Trung Hoa buộc phải nhập khẩu rất nhiều dầu hỏa để thắp. Cái đèn Hoa Kỳ đến với xứ Á Đông như vậy.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Để giữ chụp đèn khỏi rơi vỡ, người ta sáng tạo thêm 2 cái lò xo móc hai bên bóng đèn, là những sợi thép nhỏ mềm cuốn tròn quanh chiếc đũa 2 đầu bẻ thành 2 cái móc. Sau này có các loại đèn chụp thủy tinh lớn bịt đai sắt giữ trên chụp và có quai xách đi được trong mưa to gió lớn, gọi là “đèn bão”. Lại có đèn nén khí rất sáng gọi là đèn “măng sông”. Tuy nhiên, đèn Hoa Kỳ loại nhỏ đế trệt vẫn phổ biến nhất.
Vào Việt Nam, đèn Hoa Kỳ lại trở nên gần gũi thân thương với lứa tuổi học trò trong suốt 2 cuộc chiến tranh phá hoại của máy bay Mỹ. Thời chiến, trẻ con học bài ban đêm toàn bằng đèn Hoa Kỳ.
Nếu học một mình ở trên mặt đất thì cái đèn Hoa Kỳ ấy được đặt vào trong một ống nứa, có khoét một lỗ bên hông ở ngay vị trí cái chụp đèn tỏa sáng. Cái vệt sáng ấy đủ dọi thẳng vào mặt chữ trên trang sách, xung quanh gian nhà vẫn tối thui như không hề có chút ánh sáng lửa đèn.
Nếu học chung bầy bạn thì cùng nhau chui xuống cái hầm Triều Tiên đắp ngay trong nhà. Căn hầm được tỏa sáng bởi chiếc đèn Hoa Kỳ lấy ra khỏi ống nứa. Trong không gian chật chội ấy, chỉ một lúc khói đã dày lên phủ một lớp màn đục nhờ nhờ. Cuối buổi học, mũi đứa trẻ nào cũng đen hỉn vì khói.
Với những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến, cái đèn Hoa Kỳ gần gũi thiêng liêng quá. Nó như báu vật của Aladin giúp tuổi thơ đi qua khốn khó mà thành người!
Tục ngữ có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống”, chắc là nói về ngọn đèn Hoa Kỳ một thuở. Bây giờ chỉ còn đôi nhà hoài cổ vẫn thắp bàn thờ mỗi khi có lễ bái bằng cái đèn Hoa Kỳ xửa xưa ấy. Nhiều nhà hiện đại khang trang sợ muội khói ám vào các đồ vật thì cắm luôn bóng điện quả ớt cho tiện. 
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.