Đề xuất xây dựng cao tốc Nha Trang - Đà Lạt vốn đầu tư 34.000 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyến cao tốc Nha Trang - Đà Lạt được đơn vị tư vấn đề xuất với quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 34.000 tỉ đồng. Tổng chiều dài xây dựng khoảng 81,5 km; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa khoảng 44 km, qua địa phận Lâm Đồng khoảng 37,5 km.

Ngày 6.11, lãnh đạo Sở GTVT Khánh Hòa cho biết tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Khánh Hòa mới đây, 2 tỉnh đã thống nhất cao đề xuất chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Liên Khương.

QL 27C hiện là tuyến đường duy nhất nối tỉnh Khánh Hòa với tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: V.K

QL 27C hiện là tuyến đường duy nhất nối tỉnh Khánh Hòa với tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: V.K

Đây là tuyến đường chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo quốc phòng - an ninh cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất dự án; tỉnh Lâm Đồng sẽ phối hợp chặt chẽ với Khánh Hòa trong việc hoàn thiện các thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Về hướng tuyến, lãnh đạo 2 tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp tục đi khảo sát thực tế; các sở, ngành sớm tham mưu về các nội dung liên quan.

Trước đó, đơn vị tư vấn thiết kế báo cáo sơ bộ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Liên Khương với 3 phương án. Phương án 1 (tuyến đi song song với QL 27C) gồm 2 phương án gồm phương án 1A, đoạn Nha Trang - Đà Lạt sẽ có chiều dài xây dựng là 81,5 km; đoạn Đà Lạt - Liên Khương có chiều dài xây dựng 18 km. Phương án 1B, chiều dài xây dựng đoạn Nha Trang - Đà Lạt khoảng 86,5 km; đoạn Đà Lạt - Liên Khương khoảng 18 km.

Phương án 2 (tuyến đi song song với tỉnh lộ 9, qua H.Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa): Trong đó đoạn Nha Trang - Đà Lạt có chiều dài khoảng 110 km, xây dựng 3 hầm dài 8,55 km; đoạn Đà Lạt - Liên Khương có chiều dài khoảng 10 km.

Phương án 3 (tuyến đi song song với QL 27B, qua H.Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận): Trong đó đoạn Nha Trang - Đà Lạt có chiều dài khoảng 103 km; đoạn Đà Lạt - Liên Khương khoảng 10 km.

Sau khi nghiên cứu, đơn vị tư vấn đề xuất chọn phương án 1A. Bởi đây là phương án có chiều dài xây dựng ngắn nhất, tổng mức đầu tư thấp nhất, với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh có tổng mức đầu tư khoảng 34.000 tỉ đồng, phân kỳ khoảng 25.700 tỉ đồng.

Theo đề xuất cao tốc Nha Trang - Đà Lạt sẽ đi song song với QL 27C. Ảnh: T.Q

Theo đề xuất cao tốc Nha Trang - Đà Lạt sẽ đi song song với QL 27C. Ảnh: T.Q

Với phương án này, đoạn Nha Trang - Đà Lạt sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 19.700 tỉ đồng, đoạn Đà Lạt - Liên Khương hơn 4.400 tỉ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của nhà nước. Tuyến này sẽ đi song song QL 27C với khoảng cách từ 1 đến 7 km, thuận tiện trong việc kết nối với hệ thống giao thông hiện có của khu vực, có tác dụng hỗ trợ khi QL 27C gặp sạt trượt trong mùa mưa bão.

Tuy nhiên, do nhu cầu vận tải và tính khả thi cho dự án BOT, trước mắt chỉ đầu tư đoạn nối từ Nha Trang đến Đà Lạt. Cụ thể, Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt có điểm đầu Km0 giao với đường bộ cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (tại xã Diên Thọ, H.Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa); điểm cuối tại Km81+500 (ngã ba Đarahoa, P.12, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

Tổng chiều dài xây dựng khoảng 81,5 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa khoảng 44 km, qua địa phận tỉnh Lâm Đồng khoảng 37,5 km. Theo quy hoạch hoàn chỉnh, đường rộng từ 22 đến 24,75 m; nếu làm theo 2 giai đoạn thì đầu tư quy mô 4 làn xe tương tự đường bộ cao tốc bắc - nam phía đông, mặt cắt ngang 17 m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.