Để trường học thêm sạch đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những mảng tường dãy nhà vệ sinh lấm lem đất đỏ, qua đôi bàn tay khéo léo của chính các em học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pah, Gia Lai đã trở thành những bức họa rực rỡ sắc màu.
Đó chính là ý tưởng của cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết. “Khi thấy nội dung một số tác phẩm văn học được thể hiện qua các bức tranh trên bàn, ghế đá ở một số trường học, tôi nảy ra ý định triển khai tại trường mình. Rồi chợt nghĩ ngành Giáo dục và Đào tạo đang phát động phong trào xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp trong trường học, đặc biệt chú trọng đến nhà vệ sinh, tôi lại nghĩ, nếu vẽ tranh ở các bức tường bên ngoài dãy nhà vệ sinh thì trường lớp sẽ sạch đẹp hơn, các em học sinh có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Thật mừng là khi nêu ý kiến, các thầy cô trong trường đều đồng tình, ủng hộ”-cô Tuyết chia sẻ.
 Bức tranh trên tường được vẽ bởi chính các em học sinh của Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pah (ảnh do nhà trường cung cấp).
Bức tranh trên tường được vẽ bởi chính các em học sinh của Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pah (ảnh do nhà trường cung cấp).
Nói là làm, cô Tuyết liền bàn bạc với thầy Nguyễn Tiến Cảnh-giáo viên Mỹ thuật về việc lên ý tưởng, phác thảo nội dung của những hình ảnh sẽ được chọn vẽ lên tường. Tiếp đó, nhà trường chọn ra 8 học sinh có khả năng vẽ tốt nhất để cùng phụ trách việc trang trí. Cô Tuyết tâm sự: “Khi được giao nhiệm vụ, các em hào hứng lắm. Cứ tranh thủ thời gian rỗi chiều thứ bảy, chủ nhật là các em lại tập trung rất đúng giờ để cùng nhau vẽ. Thầy Cảnh cũng rất nhiệt tình, hễ trống tiết, có thời gian rảnh là thầy lại đến hỗ trợ các em pha màu, lên ý tưởng và hướng dẫn thực hiện rất tỉ mỉ”.
Sau 5 ngày làm việc hào hứng, hăng say, bức tường dài của khu nhà vệ sinh trong ký túc xá Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pah đã “thay da đổi thịt”. Bờ tường loang lổ vệt chân, dấu dép, đất đỏ biến mất hoàn toàn dưới lớp sơn màu của những bức tranh phong cảnh đẹp mắt, hài hòa. Nhìn từ xa, khu nhà vệ sinh nổi bật, thu hút bởi bức tranh lớn đẹp mắt chạy dài trên khoảng tường rộng, trải cả trên những cánh cửa. Ở đó có rừng cây xanh mát, suối nước, ruộng đồng, thác ghềnh, có chim muông, thú rừng... Thoạt nhìn, khó có thể nghĩ rằng đó là sản phẩm của chính học sinh trong trường. 
Người vẽ đẹp nhất trong số 8 em được chọn, đồng thời được giao nhiệm vụ vẽ chính trong “dự án” nhỏ đầy ý nghĩa này là em Rơ Châm Lông (lớp 8). “Khi vẽ, khâu khó nhất là pha màu, việc này có thầy Cảnh giúp nên em cũng đỡ lo. Thầy cũng chuẩn bị sẵn tranh mẫu, dụng cụ, tụi em chỉ làm theo hướng dẫn. Được thể hiện năng khiếu và tham gia làm việc có ích nên tụi em rất vui”-Rơ Châm Lông bày tỏ. Cũng là thành viên tích cực trong đội vẽ, em Rơ Châm Huân (cùng lớp) bộc bạch: “Tự tay vẽ tranh trang trí tường nhà vệ sinh nên em không muốn bức tường ấy bị bôi bẩn. Em mong các bạn nâng cao ý thức gìn giữ cũng như có những hành động thiết thực giữ gìn vệ sinh chung, trước tiên là chính trong ngôi trường mình đang theo học”.
Khu ký túc xá của Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Pah là nơi sinh hoạt của 150 học sinh. Số lượng học sinh nội trú đông nên việc giáo dục các em giữ gìn vệ sinh chung là rất quan trọng, luôn được nhà trường quan tâm. Cô Tuyết bày tỏ: “Khi các em học tập và sinh hoạt tập thể tại trường, chúng tôi phải luôn sát sao, hướng dẫn cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Sau khi việc trang trí bức tường hoàn thiện, nhà trường khuyến khích các em mua sáp thơm khử mùi, dọn rửa nhà vệ sinh hàng ngày sao cho bên ngoài đẹp còn bên trong thì sạch sẽ. Bước đầu, các em đều rất thích khi nhìn thấy tường nhà vệ sinh được trang trí đẹp mắt, từ đó có ý thức giữ gìn để không làm chúng bị vấy bẩn”.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc thành lập một quỹ để thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người dưới 35 tuổi thuê mua, mua nhà ở… là có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Do đó, thống nhất tên quỹ là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

An cư sau cuộc đại di dời

An cư sau cuộc đại di dời

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.