Đẩy mạnh hoạt động quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước có mục tiêu hoạt động nhằm huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.

Phạm vi hoạt động của Quỹ liên quan đến các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân được sử dụng và hưởng lợi các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). DVMTR là các giá trị sử dụng môi trường rừng bao gồm: thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, nước, đất, không khí và cảnh quan tự nhiên. Bên cung ứng DVMTR là tổ chức, cá nhân người lao động trong ngành lâm nghiệp, người trực tiếp đầu tư vốn và lao động để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bên sử dụng DVMTR là các nhà máy thủy điện, nhà máy sản xuất nước, các công ty du lịch… sử dụng DVMTR để sản xuất ra các sản phẩm như điện, nước sạch, sản phẩm dịch vụ…
 

Vườn Quốc gia Kông Ka Kinh. Ảnh: Minh Dưỡng
Vườn Quốc gia Kông Ka Kinh. Ảnh: Minh Dưỡng

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai được UBND tỉnh thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7-2012 đến nay đã đạt một số kết quả bước đầu. Cùng với việc vừa nhanh chóng xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, Quỹ đã kịp thời triển khai công tác thống kê, rà soát xác định các đối tượng sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay có 20 cơ sở thủy điện (với 28 nhà máy) sử dụng DVMTR trong phạm vi lưu vực nội tỉnh và 6 nhà máy thủy điện thuộc lưu vực liên tỉnh (Ia Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và Sông Ba Hạ) và 1 cơ sở sản xuất nước sạch (với 2 nhà máy). Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thu tiền DVMTR năm 2011 và 2012, Quỹ đã tiến hành công tác ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR giữa Quỹ và các đơn vị sử dụng DVMTR để huy động nguồn tài chính cho Quỹ với kết quả bước đầu đã thu được 70 tỷ đồng đạt 109% dự toán thu.

Có thể coi đây là một nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước quan trọng, làm tăng thêm nguồn lực cho ngân sách địa phương góp phần giải quyết các nhiệm vụ kinh tế-xã hội liên quan đến nghề rừng trên địa bàn tỉnh. Mức thu tiền chi trả theo quy định hiện hành được xác định là 20 đồng/kwh điện thương phẩm và 40 đồng/m3 nước sạch. Quỹ cũng thực hiện chi trả tiền DVMTR cho 18 Ban Quản lý Rừng phòng hộ, đặc dụng và 11 Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh với số tiền trên 47 tỷ đồng cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Mức chi trả trực tiếp cho người nhận khoán bảo vệ rừng là 250.000 đồng/ha rừng giao khoán; mức chi trả cho chủ rừng đối với diện tích rừng chưa giao khoán là 140.000 đồng/ha. Ngoài ra, các chủ rừng còn nhận được 10% trên tổng số tiền chi trả trực tiếp cho người nhận khoán để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Chính sách chi trả DVMTR bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực. Thời gian qua, Quỹ đã góp phần huy động nguồn thu tài chính, theo đó giảm bớt gánh nặng chi tiêu của ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn tài chính chủ động để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nhận thức được trách nhiệm của mình đã chấp hành chính sách một cách nghiêm túc.

Năm 2013, Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan đề xuất cho UBND tỉnh có những quy định, hướng dẫn, cơ chế quản lý các nguồn tài chính hình thành của Quỹ để tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR đến từng đối tượng cung ứng và sử dụng DVMTR phù hợp tình hình thực tế ở địa phương nhằm huy động kịp thời nguồn chi trả và thực hiện chi trả đúng đối tượng theo quy định hiện hành. Nâng cao ý thức chấp hành chính sách chi trả tiền DVMTR đối với các đơn vị sử dụng DVMTR. Theo cơ chế chính sách chi trả DVMTR, người sử dụng DVMTR có trách nhiệm trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Khoản chi trả này được xem là nghĩa vụ bắt buộc bên sử dụng DVMTR phải trả cho bên cung ứng DVMTR. Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh có nhiệm vụ tổ chức nhận ủy thác chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng. Các đơn vị sử dụng DVMTR có trách nhiệm thu nộp khoản tiền đóng góp bắt buộc nêu trên theo quy định của Nhà nước vào Quỹ để hình thành nguồn tài chính để thực hiện chi trả cho các chủ rừng-người cung cấp DVMTR. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR qua các hình thức tuyên truyền phù hợp. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền ở địa phương cung cấp thông tin về chính sách chi trả tiền DVMTR với mục đích giúp cho các cơ sở sử dụng DVMTR nắm vững chính sách chi trả, từ đó có trách nhiệm tự giác đăng ký, kê khai nộp tiền chi trả vào Quỹ, mặt khác tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.  

Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng có trách nhiệm hướng dẫn đến các cơ sở sử dụng DVMTR thực hiện các quy định về thủ tục đăng ký kế hoạch nộp tiền chi trả DVMTR, kê khai nộp tiền và quyết toán tiền chi trả DVMTR đối với Quỹ. Quỹ sẽ tham gia phối hợp với ngành lâm nghiệp và các ngành hữu quan trong quá trình tiến hành rà soát, xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR của từng chủ rừng; trong nghiệm thu diện tích rừng cung ứng DVMTR; trong triển khai thực hiện các dự án liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR.  

Trần Trưng

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm